Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 69 - 189
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Sám hối nghiệp chướng”: Người hiện thời, có một số người không thấu hiểu đối với Phật Pháp, cho rằng cầu siêu độ có thể giải quyết được vấn đề. Làm pháp sự cầu siêu độ nếu như không chân thật sám hối, không cách gì tiêu trừ nghiệp nổi. Vì sao làm biết bao pháp hội, thậm chí còn đề xướng Phật thất; mười thất, một trăm thất làm xong rồi nghiệp chướng vẫn chưa thể tiêu trừ, nguyên nhân do đâu? Do không có sám hối. Chân thật sám hối, lợi ích liền đạt được. Chuyện này các vị từ trong đĩa mà thấy, lão Hòa thượng không có nghiệp chướng, bởi vì trong tâm của Ngài chỉ có một câu “A Di Đà Phật”. Ngoại trừ “A Di Đà Phật” ra, không hề có tạp niệm, không có vọng tưởng nên Ngài không có nghiệp chướng. Vì thế, Ngài có cảm ứng không thể nghĩ bàn. Ngài nói, lúc 20 tuổi Ngài có trồng bí đao, bị em họ ăn trộm mất, Ngài cũng không biết ai lấy nên Ngài nguyền rủa người ta: “Ai mà lấy trộm bí của tôi, cầu cho người đó lở loét, bệnh tật”, em họ của Ngài thật sự bị lở loét sanh bệnh. Vì vậy, dì của Ngài bèn đến tìm Ngài: “Con đừng niệm nữa, em con thật sự lở loét đau đớn lắm rồi, không chi khỏi được”, Ngài vừa nghe cũng sợ hết hồn. Ngài cho rằng, niệm thì niệm thế thôi chứ đành cho qua vậy, ai ngờ lại thành sự thật thế này. Ngài vội vàng sửa lại suy nghĩ: “Xin khiến cho đệ đệ mau khỏe lại, xin cho đệ ấy mau chóng khỏe lại”. Thế là hai, ba ngày sau, em họ Ngài khỏe lại thật. Nhờ đó, Ngài mới biết niệm lực không thể nghĩ bàn. Về sau, cả đời không dám trù rủa ai nữa. Vì sao? Vì Ngài niệm rất linh chứ không phải không linh, mà là linh thật. Vì sao? Vì Ngài dùng chân tâm, dùng tâm thanh tịnh.
Hôm nay chúng ta rủa người khác, vì sao không linh? Cầu cũng không linh, dẫu thiện hay ác đều không linh. Đó là do tâm chúng ta ô nhiễm quá nặng, vọng tưởng tạp niệm vô lượng vô biên. Ngay cả danh hiệu Phật cũng chẳng dễ gì vào đầu nổi, trong tâm không có Phật. Bản thân chúng ta hãy nghiêm túc rà soát thử là biết ngay thôi. Nghĩ thử xem, cả ngày từ sớm đến tối, lúc nào thì trong tâm mình có Phật? Bài công khóa sớm tối, trong tâm có Phật, vậy có mấy niệm là Phật? Công khóa sớm tối, niệm A Di Đà Phật là dùng cái tâm gì, tâm vọng tưởng hay tâm tạp niệm?. Những tâm này cứ đan xen cùng với Phật hiệu, nó không thanh tịnh, cho nên niệm Phật không đạt được lợi ích. Nguyên nhân chính ngay chỗ này, không phải Phật không linh, là do chúng ta dùng sai tâm rồi.
Hối là sửa lỗi. Sửa xưa tu nay. Hối lỗi là hướng về Tam bảo Phật Pháp Tăng sám hối tội lỗi, thề không tái phạm). Tam bảo, A Di Đà Phật đã đại diện hoàn toàn, sám tội (sám hối tội lỗi) như thế nào? Niệm A Di Đà Phật chính là sám hối tội lỗi, không cần tìm pháp sám này, pháp sám kia, tôi thấy pháp sám nào cũng không sám hết tội lỗi. Vì sao vậy? Quý vị nghĩ đến tội lỗi của quý vị, quý vị hồi tưởng một lần là tạo thêm một lần, tội này làm sao sám trừ được? Trong tâm mãi mãi có hình ảnh đó không xóa bỏ được. Chỉ dùng một câu Phật hiệu này, tịnh niệm tiếp nối, tiêu trừ tất cả những hình ảnh đó, giúp cho tâm quý vị phóng quang minh rộng khắp, như vậy chính là tiêu trừ nghiệp chướng rồi. Khởi tâm động niệm đều thuần tịnh thuần thiện, tuyệt đối không có một ý niệm bất thiện nào, nhìn thấy người khác bất thiện, nhìn thấy người khác làm ác, cũng đừng để trong tâm. Để trong tâm, là nhặt rác của người khác để vào tâm điền của chính mình, sai rồi, lấy lương tâm của mình làm thùng rác cho người khác. Quý vị có phải là người thông minh không? Đây là việc làm của người có trí huệ hay sao? Rác mà chính mình đã bỏ, hồi tưởng một lần thì cất chứa lại. Qua rồi thì để nó qua đi, đừng nghĩ nữa, tương lai vẫn chưa đến, nghĩ làm gì? Nghĩ thì gọi là vọng-tưởng, nắm bắt hiện tại mới quan trọng. Hiện tại chính là một câu A Di Đà Phật, đây gọi là thật sự biết tu hành, thật sự hiểu rõ được tổng cương lĩnh tu hành, tương lai vãng sanh chắc chắn tăng cao phẩm vị.
Cho nên, sám hối, câu “thề không tái phạm” này quan trọng. Khi tôi còn trẻ, mới học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi tu pháp sám hối, tu như thế nào? Xem trọng thực chất không xem trọng hình thức. Ngài nói với tôi, thực chất là gì? Không tái phạm, giống như Nhan Hồi vậy, không phạm lỗi lần hai. Một học trò mà Khổng tử khen ngợi nhất chính là Nhan Hồi, ông thật sự có thể làm được sẽ không có lỗi lầm lần hai, những bạn học khác không làm được, ông có thể làm được. Cho nên khi thật sự sám hối thì lấy ông làm tiêu chuẩn, sửa xưa tu nay.
Tập 69 - 189
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Sám hối nghiệp chướng”: Người hiện thời, có một số người không thấu hiểu đối với Phật Pháp, cho rằng cầu siêu độ có thể giải quyết được vấn đề. Làm pháp sự cầu siêu độ nếu như không chân thật sám hối, không cách gì tiêu trừ nghiệp nổi. Vì sao làm biết bao pháp hội, thậm chí còn đề xướng Phật thất; mười thất, một trăm thất làm xong rồi nghiệp chướng vẫn chưa thể tiêu trừ, nguyên nhân do đâu? Do không có sám hối. Chân thật sám hối, lợi ích liền đạt được. Chuyện này các vị từ trong đĩa mà thấy, lão Hòa thượng không có nghiệp chướng, bởi vì trong tâm của Ngài chỉ có một câu “A Di Đà Phật”. Ngoại trừ “A Di Đà Phật” ra, không hề có tạp niệm, không có vọng tưởng nên Ngài không có nghiệp chướng. Vì thế, Ngài có cảm ứng không thể nghĩ bàn. Ngài nói, lúc 20 tuổi Ngài có trồng bí đao, bị em họ ăn trộm mất, Ngài cũng không biết ai lấy nên Ngài nguyền rủa người ta: “Ai mà lấy trộm bí của tôi, cầu cho người đó lở loét, bệnh tật”, em họ của Ngài thật sự bị lở loét sanh bệnh. Vì vậy, dì của Ngài bèn đến tìm Ngài: “Con đừng niệm nữa, em con thật sự lở loét đau đớn lắm rồi, không chi khỏi được”, Ngài vừa nghe cũng sợ hết hồn. Ngài cho rằng, niệm thì niệm thế thôi chứ đành cho qua vậy, ai ngờ lại thành sự thật thế này. Ngài vội vàng sửa lại suy nghĩ: “Xin khiến cho đệ đệ mau khỏe lại, xin cho đệ ấy mau chóng khỏe lại”. Thế là hai, ba ngày sau, em họ Ngài khỏe lại thật. Nhờ đó, Ngài mới biết niệm lực không thể nghĩ bàn. Về sau, cả đời không dám trù rủa ai nữa. Vì sao? Vì Ngài niệm rất linh chứ không phải không linh, mà là linh thật. Vì sao? Vì Ngài dùng chân tâm, dùng tâm thanh tịnh.
Hôm nay chúng ta rủa người khác, vì sao không linh? Cầu cũng không linh, dẫu thiện hay ác đều không linh. Đó là do tâm chúng ta ô nhiễm quá nặng, vọng tưởng tạp niệm vô lượng vô biên. Ngay cả danh hiệu Phật cũng chẳng dễ gì vào đầu nổi, trong tâm không có Phật. Bản thân chúng ta hãy nghiêm túc rà soát thử là biết ngay thôi. Nghĩ thử xem, cả ngày từ sớm đến tối, lúc nào thì trong tâm mình có Phật? Bài công khóa sớm tối, trong tâm có Phật, vậy có mấy niệm là Phật? Công khóa sớm tối, niệm A Di Đà Phật là dùng cái tâm gì, tâm vọng tưởng hay tâm tạp niệm?. Những tâm này cứ đan xen cùng với Phật hiệu, nó không thanh tịnh, cho nên niệm Phật không đạt được lợi ích. Nguyên nhân chính ngay chỗ này, không phải Phật không linh, là do chúng ta dùng sai tâm rồi.
Hối là sửa lỗi. Sửa xưa tu nay. Hối lỗi là hướng về Tam bảo Phật Pháp Tăng sám hối tội lỗi, thề không tái phạm). Tam bảo, A Di Đà Phật đã đại diện hoàn toàn, sám tội (sám hối tội lỗi) như thế nào? Niệm A Di Đà Phật chính là sám hối tội lỗi, không cần tìm pháp sám này, pháp sám kia, tôi thấy pháp sám nào cũng không sám hết tội lỗi. Vì sao vậy? Quý vị nghĩ đến tội lỗi của quý vị, quý vị hồi tưởng một lần là tạo thêm một lần, tội này làm sao sám trừ được? Trong tâm mãi mãi có hình ảnh đó không xóa bỏ được. Chỉ dùng một câu Phật hiệu này, tịnh niệm tiếp nối, tiêu trừ tất cả những hình ảnh đó, giúp cho tâm quý vị phóng quang minh rộng khắp, như vậy chính là tiêu trừ nghiệp chướng rồi. Khởi tâm động niệm đều thuần tịnh thuần thiện, tuyệt đối không có một ý niệm bất thiện nào, nhìn thấy người khác bất thiện, nhìn thấy người khác làm ác, cũng đừng để trong tâm. Để trong tâm, là nhặt rác của người khác để vào tâm điền của chính mình, sai rồi, lấy lương tâm của mình làm thùng rác cho người khác. Quý vị có phải là người thông minh không? Đây là việc làm của người có trí huệ hay sao? Rác mà chính mình đã bỏ, hồi tưởng một lần thì cất chứa lại. Qua rồi thì để nó qua đi, đừng nghĩ nữa, tương lai vẫn chưa đến, nghĩ làm gì? Nghĩ thì gọi là vọng-tưởng, nắm bắt hiện tại mới quan trọng. Hiện tại chính là một câu A Di Đà Phật, đây gọi là thật sự biết tu hành, thật sự hiểu rõ được tổng cương lĩnh tu hành, tương lai vãng sanh chắc chắn tăng cao phẩm vị.
Cho nên, sám hối, câu “thề không tái phạm” này quan trọng. Khi tôi còn trẻ, mới học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi tu pháp sám hối, tu như thế nào? Xem trọng thực chất không xem trọng hình thức. Ngài nói với tôi, thực chất là gì? Không tái phạm, giống như Nhan Hồi vậy, không phạm lỗi lần hai. Một học trò mà Khổng tử khen ngợi nhất chính là Nhan Hồi, ông thật sự có thể làm được sẽ không có lỗi lầm lần hai, những bạn học khác không làm được, ông có thể làm được. Cho nên khi thật sự sám hối thì lấy ông làm tiêu chuẩn, sửa xưa tu nay.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments