Nhất định phải tôn trọng những pháp môn ta không học. Đều là lời Phật dạy..Pháp môn bình đẳng...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 445
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Kinh văn, nghe pháp hoan hỉ phụng hành. Phần trước của câu này, trong Nguỵ dịch còn hai câu nữa. Chư Phật cáo Bồ tát linh cận an dưỡng Phật, bản hội tập bỏ bớt hai câu này, bởi vì người nghe pháp rồi hoan hỉ phụng hành chính là chỉ Bồ tát trong mười phương. Vì thế hai câu này đã gồm trong nghe pháp hoan hỉ phụng hành, bao gồm trong đó rồi. Nhưng nếu có hai câu này, dường như câu văn càng rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn. Nghe pháp chính là Bồ tát trong mười phương, họ ở Thế giới Cực Lạc nghe được A Di Đà Phật khai thị, chỉ dạy. Sau khi nghe xong sẽ như thế nào? Hoan hỉ. Nhạo ở đây là hoan hỉ, hoàn toàn tiếp thu, y giáo phụng hành. Quí vị xem ba chữ nhạo, thọ, hành, chúng ta nghĩ xem, ngày nay chúng ta học Phật, có người mới học, có người học được mấy năm, có người học mấy mươi năm. Mấy mươi năm rồi không tiến bộ vẫn là phàm phu, vì nguyên nhân gì? Pháp thì nghe rồi, ngày ngày đều tụng, mỗi ngày đều nghe, nhưng ba chữ sau không có. Nhạo tức là pháp hỉ, chưa đạt được pháp hỉ, Vì sao vậy? Nghe xong lại còn nghiên cứu tại sao Phật nói như thế? Ngài nói những lời này có ý nghĩa gì? Chúng ta vẫn luôn khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, nói khó nghe một chút là vẫn còn phê bình. Vậy làm sao được? như thế chi bằng đừng nghe. Vì sao vậy? Có thái độ như vậy đối với Phật là đại bất kính. Người thật tâm cung kính, họ nghe nhiều lần rồi, thì tâm hoan hỉ phụng hành sẽ xuất hiện hết, vì sao vậy? Vì họ cung kính, họ không phê bình. Vì sao chúng ta không hiểu? Vì nghiệp chướng chúng ta sâu nặng, đừng trách ai cả, vì sao người khác vừa nghe đã hiểu, mà mình nghe không hiểu? Họ có điều gì? Họ có tâm sám hối, tâm cung kính, tâm chân thành, họ dùng những tâm này. Tâm này mới đúng đắn. Dùng lâu ngày, dùng mấy năm, dùng mấy mươi năm, thì nghiệp chướng tiêu trừ, trí tuệ khai mở, pháp hỉ liền xuất hiện.
Nói thật là ngày nay chúng ta không có chút khiêm tốn nào, vậy làm sao được; không có một chút tâm cung kính nào. Hơn nữa, học Phật trên biểu hiện mà nói, học Phật học rất tốt, học rất giỏi. Trên thực tế thì sao? Tạo nghiệp địa ngục. Nghiệp địa ngục là gì? Bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, vị thầy căn bản của chúng ta là Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi ngày đều lạy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng chúng ta không tôn trọng Thích Ca Mâu Ni Phật. Đối với Phật còn không tôn trọng, thì đối với thầy giáo hiện tại làm sao tôn trọng được? Đối với sư phụ của mình cũng không tôn trọng. Chúng ta nên hiểu rõ những vấn đề này. Tình trạng này sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch không bao lâu đã hình thành rồi. Hình thành điều gì? Tông phái. Sự hình thành này là có thể, Phật một đời giảng kinh rất phong phú, rất nhiều, tuyệt đối không phải một người có thể học được. Giống như một trường đại học có rất nhiều khoa. Quí vị không thể học hết được toàn bộ, thời gian của quí vị không đủ. Đại học hiện nay một khoa học bốn năm mới tốt nghiệp, mười khoa là bốn mươi năm, một trăm khoa là bốn trăm năm. Quí vị làm sao mà sống lâu được vậy! Nên việc chia khoa, chia ngành là hợp lí, nhưng bất cứ pháp môn nào đều có thể thành đạo vô thượng, gọi là pháp môn bình đẳng, không có cao thấp. Nhưng tại sao phải chia ra nhiều pháp môn như vậy? Căn tánh mỗi người không giống nhau, sở thích không giống nhau, hứng thú không giống nhau, lại còn thiện căn khác nhau, trình độ khác nhau, nhất định phải lựa chọn pháp môn phù hợp điều kiện của bản thân, thì học mới thuận lợi. Nhất đinh phải tôn trọng những pháp môn ta không học, vì sao vậy ? Đều là lời Phật dạy. Nếu như nói pháp môn tôi là số một, pháp môn khác không được, coi thường người khác, như vậy gọi là đại bất kính, đại bất hiếu. Quí vị khinh thường người khác, chính là khinh thường Phật Thích Ca Mâu Ni, pháp môn đó là lời Phật dạy. Nếu quí vị coi thường những vị Bồ tát đang tu học pháp môn đó, thì tội của quí vị càng rất nặng. Vì thế khinh mạn người khác, khinh mạn những pháp môn khác, đều là tạo nghiệp địa ngục. Bản thân tạo nghiệp mà lại không biết. Nếu cùng một pháp môn, trong đó mỗi người đều tâng bốc môn phái mình, không trao đổi với nhau, khen mình chê người, lập tức liền đọa xuống địa ngục a tỳ. Họ không phải tu hành Phật hạnh, họ đang tu hạnh địa ngục; Họ không phải cầu sinh thế giới Cực lạc, họ muốn đến địa ngục a tỳ.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment