Người niệm Phật rất đông, người tin Phật không nhiều, tin tưởng rồi thì sẽ dốc sức tu hành.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập: 385
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Họ cũng nhiều năm nghe kinh, cũng giỏi nói đạo nhưng không buông bỏ được duyên trần. Tin ở chỗ này là tín giải hành chứng.
Người niệm Phật rất đông, người tin Phật không nhiều, tin tưởng rồi thì sẽ dốc sức tu hành. Nếu không dốc sức tu hành là chẳng hề tin.

Cho nên pháp môn Tịnh độ trước sau vẫn là pháp môn không thể nghĩ bàn. Muốn chúng sanh nghe danh hiệu, sinh lòng tin rồi phát nguyện cầu vãng sanh, tất chứng Vô Thượng Bồ Đề, tức là thành Phật. Pháp môn này chính là con đường trở thành Phật. Chỉ một đời là thành tựu. Kẻ có thể tin, có thể phát nguyện dốc sức tu hành thật sự là người có đại phước đức. Thế xuất thế gian chẳng ai có phước báo lớn hơn phước báo này, không tìm ra đâu. Chúng ta gặp là có duyên. Còn tin hay không tin, hiểu hay không hiểu lại thuộc về thiện căn. Người có thiện căn hễ tiếp xúc thì liền tin, liền hiểu. Người có phước đức thì có thể hành, có thể chứng. Cho nên trong tiểu bổn Kinh Di Đà nói: “Không thể thiếu thiện căn phước đức nhân duyên mà được sinh về nước đó”. Thiện căn phước đức của chúng ta có vấn đề. Nhân duyên thì hội đủ rồi, gặp được rồi, được thân người, được nghe Đại Thừa, được nghe Hoa Nghiêm, được nghe Tịnh độ, nhất là gặp được quyển hội tập này, hội đủ tất cả. Nhưng chúng ta liệu có thật lòng tin tưởng? Không. Có thật sự hiểu? Không. Thực sự hiểu sẽ quyết định niềm tin thật sự. Không có chân tín chứng tỏ ta không hiểu đủ về vấn đề đó. Lời này năm xưa Chương Gia đại sư dạy tôi. Ông bảo Phật pháp biết thì khó nhưng hành dễ. Thế nên Phật Thích Ca phải giảng 49 năm. Rất khó để biết! Hành thì chỉ trong một niệm. Nghĩ khác đi là khai ngộ, hành như thế đơn giản biết mấy. Buông bỏ chấp trước. Không còn chấp trước với pháp thế xuất thế gian là thành A La Hán, là chẳng còn lục đạo. Nếu lại buông luôn được phân biệt thì thành Bồ Tát. Thực sự giữ được lục căn không khỏi tâm, không động niệm trong cảnh giới của 6 trần thì xin chúc mừng, quí vị thành Phật rồi. Quí vị xem, đơn giản biết bao.
Năm xưa khi còn tại thế, Phật Thích Ca diễn cho ta xem, ngài diễn cho chúng ta xem vai trò của người trí thức, hiếu học, học rộng biết nhiều. một 9 tuổi đã rời nhà đi tìm học, sống cuộc đời khổ hạnh để làm gì? Không sống như thế thì không học được. Học hỏi rồi cần thực hành, là phải chịu khổ, vui vẻ chịu khổ. Buông bỏ thực sự là tu luyện nghiêm túc. Hiếu học mà không chịu tu nghiêm túc thì không phải thực học, không phải học vấn thực sự. Những gì học được rất mong manh. Vì sao vậy? Vì không đối phó nổi quyến rũ, mê hoặc. Gặp danh lợi nhiều sẽ không giữ được mình, đó không phải là thực học. Thực học là gì? Là phải vất vả thực sự, buông bỏ thực sự thì học vấn đó có thực, cảnh giới nào bày ra trước mắt cũng không động tâm. Vì sao vậy? Vì đã nhìn thấu suốt. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Quí vị mời ngài làm Đại phạm thiên vương tột cùng danh lợi, ngài không thèm vì đó là giả, lục đạo là giả tạm. Mời làm Ma Hê Thủ La Thiên Vương, là chủ nhân của đại thiên thế giới, ngài cũng không màng, vì đều không thật. Đấy gọi là biết khó làm dễ. Nếu hiểu thật sự thì đâu lẽ nào không buông bỏ được, hiểu thật thì sao còn khởi tâm tham luyến. Chẳng còn đâu. Nên tâm này vĩnh viễn thanh tịnh bình đẳng giác. Thanh tịnh bình đẳng giác chính là tự tánh, là thể tánh, là tánh đức. Chỉ có thứ này thật thôi, ngoài ra giả tạm hết. Trong thanh tịnh bình đẳng giác không có hiện tượng, chẳng có cả ba loại hiện tượng. Không có hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, cũng không có hiện tượng tự nhiên. Nhưng nó có thể sanh ra muôn pháp, nó có thể hiện ra ba hiện tượng này, tuy hiện ba hiện tượng nhưng lại không bám vào ba hiện tượng. Không bám chút gì. Vì sao? Vì trong tất cả hiện tượng, ngài không khởi tâm, không động niệm. Đấy là sạch thực sự. Là cảnh giới của pháp thân Bồ Tát. Tứ thánh pháp giới trong một 0 pháp giới còn khởi tâm động niệm. Lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần sẽ khởi tâm động niệm, nhưng không phân biệt, không chấp trước. Phàm phu trong lục đạo thì không được. Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước sẽ cùng lúc ùa đến. Học như vậy thì vĩnh viễn không vượt được luân hồi. Ta không thể không biết điều này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment