Người không biết học, gọi là tu luyện một cách mù quáng, quả thật rất nhiều. Lấy giới làm Thầy.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 290
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Cần phải biết nhất định phải nhẫn. Nhẫn không phải là thua đối phương, nhẫn là thật sự chiến thắng. Đây là việc nhỏ, trong cuộc sống hằng ngày thường gặp phải. Trong xã hội xung đột lớn, xung đột chủng tộc, xung đột quốc gia, đa phần là đều nhỏ không nhẫn mà hư việc lớn, trả một giá rất thảm khốc, kết thâm thù đại hận. Nếu không hóa giải được, trong Phật pháp nói, đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo không bao giờ dứt, đây là sai lầm lớn.
Những câu chuyện nhỏ này, tôi cũng thường nói cho mọi người nghe. Sau khi học Phật tôi được thọ dụng, biết làm thế nào để hóa giải xung đột. Nhẫn điều mà người khác không nhẫn được, làm điều mà người khác không làm được, đây là đệ tử giỏi của Phật Bồ Tát.
Ở trước chư vị cổ đức dạy chúng ta ba loại nhẫn, đó là cương lĩnh chung, nguyên tắc chung. Thứ nhất phải nhẫn khổ, đây thuộc về ngoại nhẫn. Không chịu khổ được, thành tựu có giới hạn. Bất luận tinh tấn nỗ lực đến đâu, muốn thành tựu hơn người khác là điều vô cùng khó khăn.
Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ, ngài để lại hai câu này, là lời vàng ngọc. Câu thứ nhất ngài dạy chúng ta “lấy giới làm thầy”. Đức Phật không còn tại thế, chúng ta nương tự vào ai? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ định ai, chỉ nói “lấy giới làm thầy”, giới luật chính là người thầy. Nói cách khác, hàng đệ tử Phật, bất luận tại gia hay xuất gia, tôn trọng giới luật giống như tôn trong bản thân Thế Tôn vậy. Chúng ta tôn trọng Đức Phật, nghĩa là ta đang trì giới, không trì giới là không tôn trọng Đức Phật. Ngày ngày cúi đầu lễ lạy cũng như không, lạy sói trán cũng chỉ hoài công, không tương ưng. Nếu thật sự trì giới, không lễ lạy quý vị cũng là học sinh cưng của Phật, được Chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ.
“Lấy khổ làm thầy”, tâm mình luôn an định, không phan duyên. Chân thành tu hành, không cần lấy lòng người khác, điều này là đúng đắn, đạo nghiệp mới có thành tựu. Phải luôn ghi nhớ, trì giới, chịu khổ. Chịu khổ là việc tốt, tuyệt đối không phải việc xấu. Người có thể chịu khổ thật sự có trí tuệ, có phước báo, phước tuệ đều ở trong đó. Không thể chịu khổ, không thể trì giới, phước tuệ đều không có. Phước báo tu được trong quá khứ đều tiêu tan hết, đã hưởng hết. Đời này ta không tiếp tục tu, hưởng hết phước rồi thì sao? Đến lúc đó muốn tu cũng không kịp.
Người khác xúc não ta, phải nhẫn, ta tuyệt đối không bức não người khác. Bất luận trong tình huống nào, tuyệt đối không làm tổn thương người khác, người khác tổn thương mình, tha thứ cho họ. Biết vì sao họ nghĩ như thế, vì sao làm như thế. Vì không có ai dạy họ. Hoặc có người dạy họ, nhưng vì phiền não quá nặng, nghiệp chướng tập khí quá sâu, tuy có người dạy, họ không thể học được. Điều này nhìn từ đâu? Phải nhìn từ căn bản, căn bản tập tánh, không phải bản tánh. Họ bất hiếu cha mẹ, không tôn trọng thánh hiền, không yêu thương bản thân, người này thật đáng thương, trong Kinh Phật thường gọi là “kẻ đáng thương”. Đối với kẻ đáng thương thì không nên tính toán, tính toán thì sao? Quý vị hơi quá đáng, sao có thể tính toán với họ, cần phải tha thứ cho họ. Hành nghiệp họ tạo trong đời, quả báo ở ba đường ác. Cho nên người hiểu biết, có đức hạnh, có trí tuệ, nhất định thương xót những chúng sanh này. Họ gây ra sự tổn thương nghiêm trọng cho mình, mình cũng không tính toán với họ.
Hoặc nói người này từng tiếp thu giáo dục, học Phật rất tốt, giảng kinh thuyết pháp thính chúng đều khen ngợi. Nếu họ nổi giận, tay đánh chân đá, việc này giải thích thế nào? Tuy họ học tập rất tốt, nhưng họ không có gốc, không có rễ, người này nên tha thứ cho họ. Dù học tốt đến đâu, không có gốc, không có rễ, cảnh giới hiện tiền vẫn dễ dàng khởi xung đột, vẫn dễ phát tác. Người có gốc rễ vững chắc, họ có thể nhẫn chịu. Không có gốc rễ, dù học Phật đã lâu, lại rất siêng năng, tinh tấn không giải đãi, đều rất khó ứng phó với sự cám dỗ của cảnh giới bên ngoài. Có thể đối với cảnh giới bên ngoài không khởi tâm, không động niệm, tâm như hồ nước lặng, đạo nghiệp người này hầu như đã thành tựu.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment