Nghiệp thì đừng nên nghĩ, Nghĩ một lần, tương đương tạo thêm một lần; chỉ có tăng trưởng thêm...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
A Mi Đà Phật. Sanh Tử Chuyện Lớn.Phải Nên Làm Trước

Nên biết rằng nghiệp thì đừng nên nghĩ. Nghĩ một lần, tương đương tạo thêm một lần; chỉ có tăng trưởng thêm, chứ không đoạn dứt được. Những nghiệp đã tạo trước kia, việc qua cảnh cũng đã đổi hết rồi, đừng nghĩ đến nó, vĩnh viễn cũng đừng nhớ đến nghiệp đã gây ra trước đây, việc qua cảnh cũng đã thay đổi rồi, đem ý niệm đều tập trung chuyên nghĩ về A Di Đà Phật. Thiện nhất trong các thiện không gì qua được niệm Phật, đây là tiêu nghiệp chướng. Niệm Phật là phương pháp tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng; Mọi lúc mọi nơi, khởi tâm động niệm đều là A Di Đà Phật; tội nghiệp của bạn liền không còn. Ai đã làm được việc này? 3 vị lão nhân của chùa Phật Lai đã làm được, chính là mẫu thân của Hải Hiền lão hòa thượng và sư đệ Hải Khánh của Ngài, cùng với bản thân Ngài đều làm được. Trong tâm các ngài chỉ có một câu A Di Đà Phật.
Chính mình hiểu rõ những đạo lý này; đem tà niệm, ý niệm sai lầm, ý niệm bất thiện thảy đều buông bỏ, vĩnh viễn đừng nghĩ về nó. Bạn nghĩ một lần đồng nghĩa tạo thêm một lần. Sau khi chân thật sám hối, không bao giờ nghĩ tới nữa, chỉ cần bạn nghĩ một lần thì sự sám hối coi như chưa được sám trừ sạch sẽ, vẫn còn sót lại tàn dư bên trong. Nhất định phải niệm đến tâm thanh tịnh. Cho nên người niệm Phật chắc chắn có lợi ích. Lợi ích gì? Đó là thiện niệm. Ý niệm thiện nhất chính là niệm A Di Đà Phật, thiện nhất trong các thiện, không có ý niệm nào thiện hơn ý niệm này. Nếu bạn thật sự niệm Phật, niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, bạn sẽ không có đau bệnh. Chân thật tin vào câu Phật hiệu này, có thể độ cho chúng ta, có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta một chút hoài nghi cũng không có.

Cho nên tu tập chú trọng công phu. Thế nào là công phu? Chẳng phải ta đọc bao nhiêu bộ kinh, ta đọc bao nhiêu danh hiệu Phật, không phải như thế, đây không phải là công phu. Công phu là gì? Đây là phương pháp. Dùng những phương pháp này thành tựu công phu của quí vị. Công phu nghĩa là buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt, buông bỏ khởi tâm động niệm, gọi đó là công phu. Khó quá!
Ngày nay chúng ta sử dụng phương pháp trì danh niệm Phật, đây cũng là pháp môn. Dùng pháp môn này thành tựu công phu của chính mình. Đầu tiên chúng ta niệm để buông chấp trước. Phương pháp nay hay quá, chỉ chấp trước A Di Đà Phật. Quí vị xem, trong kinh nói, “chấp trì danh hiệu”. Chấp chính là chấp trước, trì là bảo trì, không cho nó mất. Chấp trì danh hiệu này, còn những thứ khác buông bỏ hết đừng chấp trước. Dùng một chấp trước để buông bỏ tất cả chấp trước. Bởi vì bảo quí vị buông bỏ hết tất cả chấp trước, không dễ dàng gì, khó có thể làm được, luôn luôn phải chấp trước. Đây là pháp phương tiện. Trong vô lượng pháp môn đây là pháp môn số một. Dùng câu Phật hiệu này, bởi câu Phật hiệu này thật sự rất hay, trong tất cả thời, tất cả xứ đều có thể niệm được, không bị trói buộc vào bất cứ hình thức nào. Niệm tiếng lớn, niệm tiếng nhỏ, niệm thành tiếng hay mặc niệm đều được hết, niệm trong tâm cũng được. Quí vị xem, rất dễ!
Mục đích ở đâu? Dùng một niệm để gạt bỏ tất cả vọng niệm. Nếu ta niệm câu Phật hiệu này, vẫn còn xen lẫn tạp niệm khác, thì công phu niệm Phật của quí vị bị phá hoại hết rồi. Như vậy là công phu không đắc lực.
Hôm qua có người hỏi tôi: Niệm Phật mà tạp niệm nhiều quá, dùng phương pháp nào để gạt bỏ tạp niệm? Công phu không đắc lực! Nếu công phu đắc lực thì sẽ ít tạp niệm.
Điều này liên quan đến tín nguyện. Nếu thật sự phát nguyện: đời nay buông bỏ hết tất cả, chỉ hướng đến một mục tiêu, cầu sanh tịnh độ, thấy được đức Phật A Di Đà. Nếu quí vị chỉ đơn thuần có một mục tiêu như vậy, một phương hướng như vậy, thì những thứ khác tự nhiên sẽ buông bỏ hết.
Nếu nghĩ rằng, tôi muốn ở thế gian này làm cái này làm cái khác, thì vọng niệm của quí vị rất nhiều. Đến khi nào mới có thể đạt được tâm thanh tịnh? Sự thật này chúng ta chẳng thể không biết.
Tập 80.....418
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment