Ngày nay chúng ta niệm Phật tâm không tha thiết, nguyên nhân tại đâu ? không nghe lời,không thật làm

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 285
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm nam mô A Di Đà Phật. Chính là cách tu niệm Phật tam muội, chính là cách tu trồng các cội công đức. Ngày nay chúng ta niệm Phật tâm không tha thiết, nguyên nhân tại đâu? Nguyên nhân là không nhận biết được, không biết danh hiệu Phật này có những điều tốt lớn lao như thế. Một câu danh hiệu Phật này có thể hóa giải sự động loạn của xã hội, có thể hóa giải những thiên tai trên trái đất này, không ai tin. Một câu danh hiệu Phật này có thể giải trừ bệnh khổ của bản thân, không có ai tin tưởng. Trong tôn giáo có câu nói rất hay: “người tin được cứu”. Quí vị nếu như không tin tưởng thì cũng hết cách rồi, nó không linh nghiệm. Không phải là danh hiệu Phật linh hay không, điều đó không liên quan gì. Vấn đề là tâm có tin hay không. Nếu như tâm quí vị tin tưởng thì danh hiệu Phật liền linh. Nếu như tâm không tin tưởng danh hiệu Phật liền không linh. Linh hay không đều do nơi chính mình. Cho nên nhận biết là điều rất quan trọng.

Quí vị xem xem Trung Quốc đại lục, cư sĩ Lưu Tố Vân ở Cáp Nhĩ Tân, người ta mười năm thành tựu rồi. Người khác hỏi bà: bà dùng phương pháp gì để thành tựu? Bà ấy nói thành tựu của bà ấy chỉ sáu chữ: chân thật, nghe lời, thật làm. Bà ấy nghe đĩa CD của tôi, nghe hiểu một câu nói “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, câu này bà ấy nghe hiểu rồi, mười năm bà ấy ôm trọn một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một bộ đĩa Kinh Vô Lượng Thọ này, lúc nào vậy? Là năm xưa tại thư viện Đài Bắc giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Lúc đó là dùng băng ghi âm để ghi âm lại, không có hình ảnh, chỉ có âm thanh. Sau này hình như làm thành đĩa CD, bà ấy có được bộ đĩa này. Nói với tôi, một ngày bà ấy nghe một đĩa, một đĩa là một tiếng đồng hồ, một đĩa này nghe mười lần. Mỗi ngày nghe kinh nghe mười tiếng đồng hồ. Mười tiếng đồng hồ chỉ là một tiếng đồng hồ mà lặp lại, lặp lại mười lần, trường thời huân tu. Một bộ kinh nghe xong, lại nghe lần thứ hai, cũng là một tiếng đồng hồ một ngày nghe mười lần. Ngoài nghe kinh ra bà ấy niệm Phật, không có tạp niệm. Phương pháp dụng công như vậy tôi biết người bình thường, người phổ thông khoảng ba năm đến bốn năm sẽ đắc niệm Phật tam muội. Sáu bảy năm là họ khai ngộ rồi. Mười năm bà ấy thành tựu rồi. Đây là không có đồng tham đạo hữu, một mình ở nhà bà bị bệnh nặng. Dùng phương pháp này nghe kinh niệm Phật bệnh lành rồi, bệnh nổi ban đỏ, còn nghiêm trọng hơn cả bệnh ung thư. Đây chính là trong kinh nói “chúng họa giai chuyển”. Điều này đối với cá nhân bà ấy mà nói, bệnh chết người này cứ thế mà lành hẳn, chuyển trở lại rồi. Hiện nay ở trong nước hoằng pháp, lần này tôi dẫn bà ấy đến Hongkong, đến Singapore, đến Malaysia, đến Indonesia, tôi nói hoằng pháp phải hướng đến quốc tế. Nói rất hay, khắp nơi đều được hoan nghênh. Đây là một tấm gương tốt nhất.
Từ trên đĩa CD mà học tập thành tựu, từ trên vệ tinh mà học tập, từ trên mạng internet mà học tập, có người thành tựu, tôi nghe nói vậy, hiện tại còn chưa gặp mặt, điều kiện của họ đích thực cổ kim trung ngoại không có gì khác, đều là chân thật, nghe lời, thật làm. “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, không có ai không thành tựu.
Cuối cùng, ở đây tổng kết, “thả thử nhị thuyết thật bất tương vi”, hai cách nói mà đoạn trước đã nói không trái ngược nhau. “Do vì Bồ Tát nhân hành không rời niệm Phật cho nên trong một có hai. Lại niệm Phật viên cụ vạn đức nên trong hai có một”. Không có trái nhau, một tức là hai, hai tức là một. Vì sao công phu chúng ta không đắc lực? Làm nhiều năm như vậy, thực sự mà nói ngay cả bên lề còn chưa đụng đến được, điều này không thể trách người khác, trách bản thân thôi, không chân thật, không nghe lời, không thật làm. Quí vị nghĩ xem có đúng hay không? Nếu như cũng thực sự có thể làm được chân thật, nghe lời, thật làm, không phải là người người đều thành tựu rồi sao?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment