PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải ..tập 347
Vẫn có nhiều đồng tu đến hỏi tôi, thời khóa công phu tu Tịnh Độ sớm tối phải như thế nào? Thật ra điều này trong kinh đã nói rất rõ ràng, bạn xem đối với người tu Tịnh Độ, hai câu nói này vô cùng quan trọng: “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Quý vị nên biết, Phật không quy định thời khóa công phu sớm tối ở trong Phật môn, đó là Tổ sư Đại đức nhiều đời nhằm hợp thời, hợp với yêu cầu của đồng tu ở đạo tràng nơi đó mà chế định ra, cho nên thời khóa của mỗi một đạo tràng hoàn toàn không giống nhau. Vậy có thể thành tựu hay không? Chỉ cần phù hợp với nguyên tắc này thì chắc chắn thành tựu, nguyên tắc đó là “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” thì không ai mà không thành tựu. Vì vậy chúng ta phải nhớ kỹ, Phật thường nói với chúng ta, Phật không có định pháp để nói, Phật đều là tùy cơ mà nói pháp. Căn tánh của bạn như thế nào, bạn ưa thích điều gì thì Ngài sẽ nói cho bạn điều đó.
Thành công hay thất bại chính là ở chỗ “nhất hướng chuyên niệm”, điều này mới quan trọng. Tôi đã gặp được rất nhiều đồng tu, ở trong nước, ở nước ngoài, họ không có sự nhất hướng này. Hôm nay nghe người này nói phương pháp niệm Phật nào hay thì tâm của họ liền dao động, ngày mai nghe người kia nói một phương pháp khác, thế là trước sau liền hoài nghi. Tu học mấy mươi năm nhưng tâm không được định, bạn có niệm Phật cả đời thì cũng không thể thành tựu. Kinh Phật nói cho chúng ta cách niệm “nhất hướng” rất hay, ta liền niệm theo cái cách này, đó là cái cách gì vậy? Niệm đến khi chính mình sanh hoan hỷ, niệm đến khi tâm của mình được thanh tịnh thì phương pháp này thích hợp với ta, hợp với căn cơ của ta. Hợp với căn cơ của ta nhưng không nhất định phải hợp với căn cơ người khác, điều này nhất định phải biết. Giống như chúng ta ăn thức vậy, mỗi người đều có khẩu vị khác nhau, không thể nói tôi ăn món này ngon thì bạn cũng ăn món này ngon. Thí dụ như người Tứ Xuyên Trung Quốc thích ăn cay, càng cay càng ngon, chúng ta thì chịu không nổi, cho nên khẩu vị của mỗi người đều khác nhau. Căn tánh của mỗi người cũng khác nhau, chúng ta phải biết nguyên tắc của pháp môn mà chúng ta tu học, nguyên tắc này là niệm Phật đến khi tâm được thanh tịnh. Ta dùng pháp môn này tu học thì xác thực là phiền não giảm, trí huệ tăng, đối với chúng ta có lợi ích, có điều tốt. Không nên dễ dàng hâm mộ người khác, học theo người khác là hỏng rồi. Đừng nhìn thấy tông phái khác rồi sanh tâm ngưỡng mộ, người niệm Phật gặp phương pháp tham thiền thì họ liền đi tham thiền, gặp được cách tu mật thì họ liền đi niệm chú, như vậy thì làm sao thành tựu?
Trong các pháp của Đại Thừa thì Tịnh Tông được gọi là dị hành đạo (đạo dễ hành), dị hành đạo này so với những pháp môn khác là dễ dàng hơn, nhưng không phải quá dễ dàng như sự tưởng tượng của bạn. Bởi vì các pháp môn khác, 84 ngàn pháp môn đều phải đoạn phiền não, phải đoạn phiền não thì quá khó. Nếu nói thật sự đoạn phiền não thì mới được vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thì e rằng ở thế gian này hiện nay của chúng ta không có người nào có thể làm được. Tịnh Tông thì đới nghiệp vãng sanh, không cần đoạn phiền não. Không cần đoạn nhưng phải như thế nào? Phải hàng phục phiền não, chính là nói chúng ta phải khống chế phiền não, không để cho nó phát tác, như vậy thì mới có thể vãng sanh. Phục phiền não thì dễ hơn đoạn phiền não rất nhiều, đoạn thì khó vô cùng, phục thì có thể làm được. Cho nên chỉ cần chúng ta phục phiền não, có rất nhiều cách để phục phiền não. Cách tiện lợi nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất chính là dùng câu Phật hiệu. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày bạn nhất định phải biết dùng câu Phật hiệu này, cách dùng như thế nào? Đây chính là chân thật niệm Phật, sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, sau khi tiếp xúc thì ý niệm liền khởi lên, ý niệm gì khởi lên? Là phiền não, thuận theo ý nghĩ của chính mình thì tâm tham liền nổi lên, bạn liền ưa thích, tham luyến. Cái tham này là phiền não, bạn nhanh chóng dùng một câu A Di Đà Phật để đoạn phiền não, đây gọi là niệm Phật. Cổ đức thường nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, niệm khởi là điều chắc chắn, bạn là phàm phu làm gì không khởi ý niệm chứ? Không khởi ý niệm vậy bạn là Phật Bồ-tát tái lai rồi, bạn không phải là phàm phu. Không vừa ý liền sanh sân hận, chán ghét, chỉ cần cái ý niệm này khởi lên, cho dù bạn ưa thích hay chán ghét thì đây không phải là điều bình thường, đây là tâm luân hồi. Câu A Di Đà Phật này để hàng phục [những tâm ấy], nên nuôi dưỡng thành một thói quen. Từ sáng đến tối mỗi giờ mỗi phút gìn giữ điều gì? Gìn giữ tâm bình đẳng, hay còn gọi là tâm bình thường, đối với người việc với vật, không sanh tham luyến, không sanh sân hận, không sanh nghi hoặc, đây chính là bạn đã hàng phục được phiền não.
Vẫn có nhiều đồng tu đến hỏi tôi, thời khóa công phu tu Tịnh Độ sớm tối phải như thế nào? Thật ra điều này trong kinh đã nói rất rõ ràng, bạn xem đối với người tu Tịnh Độ, hai câu nói này vô cùng quan trọng: “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Quý vị nên biết, Phật không quy định thời khóa công phu sớm tối ở trong Phật môn, đó là Tổ sư Đại đức nhiều đời nhằm hợp thời, hợp với yêu cầu của đồng tu ở đạo tràng nơi đó mà chế định ra, cho nên thời khóa của mỗi một đạo tràng hoàn toàn không giống nhau. Vậy có thể thành tựu hay không? Chỉ cần phù hợp với nguyên tắc này thì chắc chắn thành tựu, nguyên tắc đó là “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” thì không ai mà không thành tựu. Vì vậy chúng ta phải nhớ kỹ, Phật thường nói với chúng ta, Phật không có định pháp để nói, Phật đều là tùy cơ mà nói pháp. Căn tánh của bạn như thế nào, bạn ưa thích điều gì thì Ngài sẽ nói cho bạn điều đó.
Thành công hay thất bại chính là ở chỗ “nhất hướng chuyên niệm”, điều này mới quan trọng. Tôi đã gặp được rất nhiều đồng tu, ở trong nước, ở nước ngoài, họ không có sự nhất hướng này. Hôm nay nghe người này nói phương pháp niệm Phật nào hay thì tâm của họ liền dao động, ngày mai nghe người kia nói một phương pháp khác, thế là trước sau liền hoài nghi. Tu học mấy mươi năm nhưng tâm không được định, bạn có niệm Phật cả đời thì cũng không thể thành tựu. Kinh Phật nói cho chúng ta cách niệm “nhất hướng” rất hay, ta liền niệm theo cái cách này, đó là cái cách gì vậy? Niệm đến khi chính mình sanh hoan hỷ, niệm đến khi tâm của mình được thanh tịnh thì phương pháp này thích hợp với ta, hợp với căn cơ của ta. Hợp với căn cơ của ta nhưng không nhất định phải hợp với căn cơ người khác, điều này nhất định phải biết. Giống như chúng ta ăn thức vậy, mỗi người đều có khẩu vị khác nhau, không thể nói tôi ăn món này ngon thì bạn cũng ăn món này ngon. Thí dụ như người Tứ Xuyên Trung Quốc thích ăn cay, càng cay càng ngon, chúng ta thì chịu không nổi, cho nên khẩu vị của mỗi người đều khác nhau. Căn tánh của mỗi người cũng khác nhau, chúng ta phải biết nguyên tắc của pháp môn mà chúng ta tu học, nguyên tắc này là niệm Phật đến khi tâm được thanh tịnh. Ta dùng pháp môn này tu học thì xác thực là phiền não giảm, trí huệ tăng, đối với chúng ta có lợi ích, có điều tốt. Không nên dễ dàng hâm mộ người khác, học theo người khác là hỏng rồi. Đừng nhìn thấy tông phái khác rồi sanh tâm ngưỡng mộ, người niệm Phật gặp phương pháp tham thiền thì họ liền đi tham thiền, gặp được cách tu mật thì họ liền đi niệm chú, như vậy thì làm sao thành tựu?
Trong các pháp của Đại Thừa thì Tịnh Tông được gọi là dị hành đạo (đạo dễ hành), dị hành đạo này so với những pháp môn khác là dễ dàng hơn, nhưng không phải quá dễ dàng như sự tưởng tượng của bạn. Bởi vì các pháp môn khác, 84 ngàn pháp môn đều phải đoạn phiền não, phải đoạn phiền não thì quá khó. Nếu nói thật sự đoạn phiền não thì mới được vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thì e rằng ở thế gian này hiện nay của chúng ta không có người nào có thể làm được. Tịnh Tông thì đới nghiệp vãng sanh, không cần đoạn phiền não. Không cần đoạn nhưng phải như thế nào? Phải hàng phục phiền não, chính là nói chúng ta phải khống chế phiền não, không để cho nó phát tác, như vậy thì mới có thể vãng sanh. Phục phiền não thì dễ hơn đoạn phiền não rất nhiều, đoạn thì khó vô cùng, phục thì có thể làm được. Cho nên chỉ cần chúng ta phục phiền não, có rất nhiều cách để phục phiền não. Cách tiện lợi nhất, đơn giản nhất, dễ dàng nhất chính là dùng câu Phật hiệu. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày bạn nhất định phải biết dùng câu Phật hiệu này, cách dùng như thế nào? Đây chính là chân thật niệm Phật, sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, sau khi tiếp xúc thì ý niệm liền khởi lên, ý niệm gì khởi lên? Là phiền não, thuận theo ý nghĩ của chính mình thì tâm tham liền nổi lên, bạn liền ưa thích, tham luyến. Cái tham này là phiền não, bạn nhanh chóng dùng một câu A Di Đà Phật để đoạn phiền não, đây gọi là niệm Phật. Cổ đức thường nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, niệm khởi là điều chắc chắn, bạn là phàm phu làm gì không khởi ý niệm chứ? Không khởi ý niệm vậy bạn là Phật Bồ-tát tái lai rồi, bạn không phải là phàm phu. Không vừa ý liền sanh sân hận, chán ghét, chỉ cần cái ý niệm này khởi lên, cho dù bạn ưa thích hay chán ghét thì đây không phải là điều bình thường, đây là tâm luân hồi. Câu A Di Đà Phật này để hàng phục [những tâm ấy], nên nuôi dưỡng thành một thói quen. Từ sáng đến tối mỗi giờ mỗi phút gìn giữ điều gì? Gìn giữ tâm bình đẳng, hay còn gọi là tâm bình thường, đối với người việc với vật, không sanh tham luyến, không sanh sân hận, không sanh nghi hoặc, đây chính là bạn đã hàng phục được phiền não.
- Category
- Giảng Pháp
Comments