Không y giáo tu hành thì làm sao bạn vãng sanh được. Vì bạn không chịu sửa được khuyết điểm tập khí

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
28 Views
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH ..tập 351

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Phật đã dạy chúng ta phải bắt đầu từ chỗ khéo giữ ba nghiệp. Khéo giữ ba nghiệp thì Phật xếp khẩu nghiệp đứng đầu, thân nghiệp xếp thứ hai, thứ tự này khác với những bộ kinh mà Phật đã nói. Những bộ kinh khác xếp thân nghiệp đứng đầu, khẩu nghiệp xếp thứ hai, ý nghiệp xếp thứ ba, “thân khẩu ý” ba nghiệp. Còn trong bộ kinh này thì không phải như vậy, trong bộ kinh này là “khẩu thân ý”, dụng ý rất sâu. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, khuyết điểm dễ phạm nhất là khẩu nghiệp. Sự dạy bảo của cổ Đức cũng vô cùng xem trọng việc này, có câu “bịnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Khổng Tử dạy học có bốn khoa, thứ nhất là đức hạnh, thứ hai là lời nói, bạn liền biết Ngài xem trọng khẩu nghiệp đến chừng nào. Điều này cùng với dụng ý trong Kinh Vô Lượng Thọ là như nhau. Sự giáo học của Thánh nhân đối với lời nói cũng rất xem trọng, “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Trong Đệ Tử Quy có nói, nói lỗi người khác chính là ác, khen điều thiện của người tức là thiện. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể không kiểm điểm, thấy người khác có lỗi lầm thì không được nói. Vậy phải làm như thế nào? Sau khi nhìn thấy thì hãy quay lại xem xét chính mình, phải phản tỉnh mình có phạm lỗi như vậy không? Có thì phải sửa đổi, không có thì phải tránh. Nếu chúng ta có lỗi lầm thì phải nhanh chóng sửa đổi, chúng ta không có lỗi lầm này thì chúng ta phải tự khuyên bảo mình không nên phạm lỗi lầm này. “Trong ba người cùng đi, ắt có một vị là thầy ta”, ba người là những ai? Bản thân ta là một, một người thiện, một người ác. Người thiện thì chúng ta phải học theo họ, thấy người ác thì chúng ta phải biết sửa đổi lỗi lầm, chúng ta không nhìn thấy được lỗi lầm của chính mình, nhưng dễ dàng nhìn thấy lỗi lầm của người khác, người khác là cái gương để chúng ta soi, nhìn thấy lỗi lầm của người khác thì phải lập tức nghĩ bản thân ta có hay không? Những người tạo tác tội lỗi chính là thiện tri thức của ta, là bạn lành của ta. Vì sao vậy? Vì khi ta nhìn thấy thì ta liền phản tỉnh, ta có được lợi ích, nếu ta đem lỗi lầm của họ để trong tâm, còn thường xuyên đi khắp nơi tuyên truyền, vậy là quá sai lầm rồi, chúng ta đã phạm lỗi quá nặng. Thế nên khẩu nghiệp được xếp thứ nhất, giữ khẩu nghiệp là không nói dối, là sự chân thành trong tâm Bồ-đề. Chân thành bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ không nói dối; không lưỡng thiệt, lưỡng thiệt là khiêu khích thị phi. Trong khiêu khích thị phi thì có ý và vô ý, các đồng tu học Phật của chúng ta có ý thì ít, sẽ không làm; vô ý có lẽ là nhiều, vô ý nói sự đúng sai của người, phê bình người khác đó chính là lưỡng thiệt. Không ỷ ngữ, không ác khẩu.

“Khéo giữ thân nghiệp, không mất luật nghi”, điều này là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. “Khéo giữ ý nghiệp” là không tham, không sân, không si, đây là mười nghiệp thiện. Bạn muốn tu Tịnh Độ thì phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ mười thiện nghiệp. Quí vị nên biết, mười thiện nghiệp ngày nay của chúng ta phải dùng Đệ Tử Quy để hỗ trợ, để giúp đỡ, hi vọng chúng ta trong một năm phải thực hiện thập thiện nghiệp, thực hiện thập thiện nghiệp chính là thực hiện Đệ Tử Quy, chúng ta đối với pháp tu Tịnh Độ thì đã có nền tảng, hay nói cách khác, những điều kiện cơ bản chúng ta đã có đủ. Nếu chúng ta không có nền tảng của Thập Thiện Nghiệp, của Đệ Tử Quy thì việc cầu sanh Tịnh Độ không phải là chuyện dễ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment