Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 78
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Vĩnh viễn thường trú trong thanh tịnh bình đẳng giác.
Chúng ta dùng câu đơn giản hơn để nói đó là hằng thuận chúng sanh. Nhất định không bị chúng sanh làm ảnh hưởng. Năng lực này quá tuyệt. Chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta rất nhiều phiền não, rất nhiều ưu tư. Tại sao? Vì chúng ta bị hoàn cảnh ảnh hưởng. Đặc biệt là hoàn cảnh nhân sự. Trong cảnh duyên, chỉ một dao động vi tế tâm chúng ta đã bất an. Đây là phàm phu, tâm tuỳ cảnh mà chuyển. Chúng ta bị hoàn cảnh xoay chuyển, chúng ta bị hoàn cảnh khống chế. Hoàn cảnh nhân sự khống chế chúng ta, hoàn cảnh vật chất cũng khống chế chúng ta, hoàn cảnh tự nhiên cũng khống chế chúng ta. Không phải chính là như vậy sao? Khổ không nói hết. Điều này là thật sao? Không, là giả.
Vì sao? Trong kinh điển Đức Phật dạy “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhất thiết hữu vi pháp, như mọng huyễn bào ảnh”. Nó làm sao ảnh hưởng ta được? Không phải cảnh bên ngoài ảnh hưởng chúng ta, mà do vọng niệm của chúng ta. Vọng niệm phân biệt chấp trước, ảnh hưởng thanh tịnh bình đẳng giác của chúng ta, chính là đạo lý này. Thực tế nói thì bên ngoài không ảnh hưởng, bên ngoài thật sự có thể ảnh hưởng, thì chư Phật chư Bồ Tát đều bị ảnh hưởng mới đúng. Vì sao các ngài có thể không bị ảnh hưởng.
Chúng ta bị ảnh hưởng không? Sở dĩ các ngài không bị ảnh hưởng, vì họ đã hoàn toàn thấu triệt thật tướng các pháp. Từ nhất thể, khởi nhị dụng, thị tam biến. Đây chính là thấu đáo triệt để thật tướng các pháp. Thấu triệt rồi thì sao? Thấu triệt thì sẽ buông bỏ. Chúng ta ngày nay đã học đại thừa giáo, cũng có thể nói ra được. Ở chổ chúng ta cũng nói qua nhiều lần. Chúng ta đây không phải là chân trí tuệ, chúng ta là nghe nói, nghe chư Phật Bồ Tát nói, chứ không phải cảnh giới của chính mình.
Cho nên ngộ ở đây là giải ngộ, không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ mới có kết quả, sẽ không bị ảnh hưởng. Bây giờ chúng ta đã biết là giải ngộ, không phải thân chứng, mà sự chứng đắc của chư Phật Bồ Tát. Nói ra để chúng ta nghe và hình như tôi cũng đã hiểu. Tôi cũng có thể nói ra, nói cũng gần như Chư Phật chư Bồ Tát, không nói sai. Nhưng chúng ta vẫn như vậy, vẫn bị ảnh hưởng. Như vậy là sao ?
Nếu là trước đây thì Chương Gia Đại Sư sẽ nói, chúng ta chưa buông bỏ. Nếu thực sự đã buông bỏ, thì chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng, mà được đại tự tại. Đó mới gọi là chân ngộ, nếu buông bỏ được gọi là chứng ngộ. Đã biết chưa buông bỏ là giải ngộ. Tín giải hành chứng, ta đang giải. Chúng ta phải thông qua hành. Hành là gì? là trãi qua việc luyện tâm. Người nào cũng đều phải tiếp xúc. Nếu ta không tiếp xúc, lở có người ở hoàn cảnh đó làm chướng ngại ta, thì ta sẽ không thể khai ngộ. Tiếp xúc để làm gì? Rèn luyện! trãi qua việc luyện tâm. Không có trãi qua rèn luyện, chúng ta làm sao có thể chứng quả? Cho nên phải hành, hành là thật sự làm. Thật sự làm chính là thật sự tiếp nhận rèn luyện. Tiếp nhận rèn luyện của người, tiếp nhận rèn luyện của sự việc, tiếp nhận rèn luyện của vạn vật. Giống như Thiện Tài Đông Tử năm mươi ba lần tham học ở trong Kinh Hoa Nghiêm, tiếp nhận rèn luyện của năm mươi ba vị thiện tri thức.
Chịu không được khảo nghiệm, chịu không được rèn luyện, thì vẫn phải lăn lộn trong luân hồi lục đạo, không biết bao giờ mới ra khỏi được. Dù Phật pháp có thông đạt đến đâu, giảng có lưu loát đến đâu cũng vô dụng.
Trước đây, thầy Lý thường nói với chúng tôi, chúng ta sanh tử như thế nào, vẫn là sanh tử như thế đó. Chính là nói chúng ta cũng phải lăn lộn trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo không có gì khác, báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, vẫn là làm những chuyện này. Chúng ta chưa buông bỏ.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Vĩnh viễn thường trú trong thanh tịnh bình đẳng giác.
Chúng ta dùng câu đơn giản hơn để nói đó là hằng thuận chúng sanh. Nhất định không bị chúng sanh làm ảnh hưởng. Năng lực này quá tuyệt. Chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta rất nhiều phiền não, rất nhiều ưu tư. Tại sao? Vì chúng ta bị hoàn cảnh ảnh hưởng. Đặc biệt là hoàn cảnh nhân sự. Trong cảnh duyên, chỉ một dao động vi tế tâm chúng ta đã bất an. Đây là phàm phu, tâm tuỳ cảnh mà chuyển. Chúng ta bị hoàn cảnh xoay chuyển, chúng ta bị hoàn cảnh khống chế. Hoàn cảnh nhân sự khống chế chúng ta, hoàn cảnh vật chất cũng khống chế chúng ta, hoàn cảnh tự nhiên cũng khống chế chúng ta. Không phải chính là như vậy sao? Khổ không nói hết. Điều này là thật sao? Không, là giả.
Vì sao? Trong kinh điển Đức Phật dạy “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhất thiết hữu vi pháp, như mọng huyễn bào ảnh”. Nó làm sao ảnh hưởng ta được? Không phải cảnh bên ngoài ảnh hưởng chúng ta, mà do vọng niệm của chúng ta. Vọng niệm phân biệt chấp trước, ảnh hưởng thanh tịnh bình đẳng giác của chúng ta, chính là đạo lý này. Thực tế nói thì bên ngoài không ảnh hưởng, bên ngoài thật sự có thể ảnh hưởng, thì chư Phật chư Bồ Tát đều bị ảnh hưởng mới đúng. Vì sao các ngài có thể không bị ảnh hưởng.
Chúng ta bị ảnh hưởng không? Sở dĩ các ngài không bị ảnh hưởng, vì họ đã hoàn toàn thấu triệt thật tướng các pháp. Từ nhất thể, khởi nhị dụng, thị tam biến. Đây chính là thấu đáo triệt để thật tướng các pháp. Thấu triệt rồi thì sao? Thấu triệt thì sẽ buông bỏ. Chúng ta ngày nay đã học đại thừa giáo, cũng có thể nói ra được. Ở chổ chúng ta cũng nói qua nhiều lần. Chúng ta đây không phải là chân trí tuệ, chúng ta là nghe nói, nghe chư Phật Bồ Tát nói, chứ không phải cảnh giới của chính mình.
Cho nên ngộ ở đây là giải ngộ, không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ mới có kết quả, sẽ không bị ảnh hưởng. Bây giờ chúng ta đã biết là giải ngộ, không phải thân chứng, mà sự chứng đắc của chư Phật Bồ Tát. Nói ra để chúng ta nghe và hình như tôi cũng đã hiểu. Tôi cũng có thể nói ra, nói cũng gần như Chư Phật chư Bồ Tát, không nói sai. Nhưng chúng ta vẫn như vậy, vẫn bị ảnh hưởng. Như vậy là sao ?
Nếu là trước đây thì Chương Gia Đại Sư sẽ nói, chúng ta chưa buông bỏ. Nếu thực sự đã buông bỏ, thì chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng, mà được đại tự tại. Đó mới gọi là chân ngộ, nếu buông bỏ được gọi là chứng ngộ. Đã biết chưa buông bỏ là giải ngộ. Tín giải hành chứng, ta đang giải. Chúng ta phải thông qua hành. Hành là gì? là trãi qua việc luyện tâm. Người nào cũng đều phải tiếp xúc. Nếu ta không tiếp xúc, lở có người ở hoàn cảnh đó làm chướng ngại ta, thì ta sẽ không thể khai ngộ. Tiếp xúc để làm gì? Rèn luyện! trãi qua việc luyện tâm. Không có trãi qua rèn luyện, chúng ta làm sao có thể chứng quả? Cho nên phải hành, hành là thật sự làm. Thật sự làm chính là thật sự tiếp nhận rèn luyện. Tiếp nhận rèn luyện của người, tiếp nhận rèn luyện của sự việc, tiếp nhận rèn luyện của vạn vật. Giống như Thiện Tài Đông Tử năm mươi ba lần tham học ở trong Kinh Hoa Nghiêm, tiếp nhận rèn luyện của năm mươi ba vị thiện tri thức.
Chịu không được khảo nghiệm, chịu không được rèn luyện, thì vẫn phải lăn lộn trong luân hồi lục đạo, không biết bao giờ mới ra khỏi được. Dù Phật pháp có thông đạt đến đâu, giảng có lưu loát đến đâu cũng vô dụng.
Trước đây, thầy Lý thường nói với chúng tôi, chúng ta sanh tử như thế nào, vẫn là sanh tử như thế đó. Chính là nói chúng ta cũng phải lăn lộn trong lục đạo luân hồi. Trong lục đạo không có gì khác, báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, vẫn là làm những chuyện này. Chúng ta chưa buông bỏ.
- Category
- Giảng Pháp
Comments