Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 478
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chúng ta có thể nói, đức Phật trú thế 80 năm, giảng kinh thuyết pháp 49 năm, ngài giảng những gì? Chính là ba loại bố thí này, ngài làm mỗi ngày và dạy người khác làm. Giảng kinh, người xuất gia đương nhiên phải giảng kinh, vì sao? Vì đây là Phật sự. Sự nghiệp của Đức Thế Tôn gọi là Phật sự, gọi tắt là Phật sự. Phật sự của Đức Thế Tôn là gì? Giảng kinh dạy học, bắt đầu từ 30 tuổi đến 79 tuổi viên tịch, không có ngày nào nghỉ, ngày ngày đều dạy. Cuối cùng ngài niết bàn, vẫn dạy hàng đệ tử_đây là tôn giả A Nan đưa ra vấn đề thỉnh giáo ngài: “Đức Phật tại thế chúng con lấy ngài làm thầy, theo ngài học tập. Vậy sau khi ngài niết bàn, chúng con theo ai học tập?” Di ngôn sau cùng của Phật chính là trả lời câu hỏi này, ngài nói: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Ngài nói hai câu này rồi vào niết bàn.
Con người có thể trì giới, có thể chịu khổ, thì không khác gì khi Phật còn tại thế. Ngài suốt đời thị hiện, làm gương cho chúng ta chính là trì giới, chịu khổ. Không thể trì giới, không chịu khổ được, đây không phải là đệ tử Phật. Bất luận là tại gia hay xuất gia, đều có thể làm đệ tử của Đức Như Lai, chỉ cần chúng ta tuân thủ hai câu nói này.
Ngày nay Phật pháp suy yếu, suy đồi đến cực điểm, vì sao vậy? Vì mọi người vứt bỏ giáo huấn của Đức Thế Tôn, không thể trì giới, không chịu khổ được, đến những giới điều làm người cơ bản đều không tuân thủ.
Ngày xưa, tại gia học Phật hành trì Thập thiện nghiệp rất tốt, thượng phẩm thập thiện. Xuất gia học Phật, không những hoàn toàn hành trì được luật Sa Di, đến Tỳ Kheo, Bồ Tát giới đều có thể tuân thủ. Bồ Tát tám vạn tế hạnh, Tỳ kheo tiểu thừa 3000 oai nghi, hiện nay không thấy nữa.
Ngay trong đời của tôi, trong thời đại này, pháp sư giảng kinh tôi đã gặp, nhưng không có pháp sư giảng giới luật, vì sao không có? Vì người ta nghe đến giới luật liền quay đầu bỏ đi. Điều này không được làm, điều kia cũng không được làm, như này phạm tội, như kia cũng phạm tôi, thôi vậy, không học nữa.
Vì sao các pháp sư trước đây giảng giới luật, người ta nghe xong khâm phục học theo? Bản thân pháp sư đó làm được. Ngày nay chính bản thân pháp sư cũng ngại nói về giới luật, vì sao? Vì không thực hành, giảng về giới luật đồng nghĩa như chính mình mắng mình, nên mọi người không còn đụng đến giới luật. Kết quả thì sao ? Kết quả rất bi thảm. Sau khi chết cũng gọi là vãng sanh, trên thực tế cũng vãng sanh thật, nhưng không biết vãng sanh vào đường nào. Không phải Phật đạo, không phải Bồ Tát đạo. Trong lục đạo, tuyệt đại đa số là đường súc sanh, đường ngạ quỹ, đường địa ngục, đều đi vào đó. Chúng ta cần nghiên cứu những nguyên nhân này, vì sao lại biến thành như vậy ? Có quan hệ rất lớn đến nếp sống xã hội, nếp sống xã hội ngày càng đi xuống.
Trên mặt cơ bản, con người đã vứt bỏ luân lý, đạo đức, nhân quả, nói những thứ này là phong kiến, là mê tín, nên không cần nữa. Chúng ta học Phật, bất luận là tại gia hay xuất gia, cũng bị ảnh hưởng nếp sống này, không coi trọng giới luật. Nhưng như vậy không được, không có giới luật là không có gốc, trong Phật pháp chắc chắn không thể thành tựu. Học Phật không giữ giới luật, đó là học giả, phần tử tri thức. Những gì họ học được là thường thức Phật học, hoặc là tri thức thức Phật học, tri thức về kinh điển, không phải trí tuệ. Tam học giới định tuệ đối với họ mà nói là không hề đụng tới, làm sao họ thành tựu được? Điểm này chúng ta không thể không biết.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Chúng ta có thể nói, đức Phật trú thế 80 năm, giảng kinh thuyết pháp 49 năm, ngài giảng những gì? Chính là ba loại bố thí này, ngài làm mỗi ngày và dạy người khác làm. Giảng kinh, người xuất gia đương nhiên phải giảng kinh, vì sao? Vì đây là Phật sự. Sự nghiệp của Đức Thế Tôn gọi là Phật sự, gọi tắt là Phật sự. Phật sự của Đức Thế Tôn là gì? Giảng kinh dạy học, bắt đầu từ 30 tuổi đến 79 tuổi viên tịch, không có ngày nào nghỉ, ngày ngày đều dạy. Cuối cùng ngài niết bàn, vẫn dạy hàng đệ tử_đây là tôn giả A Nan đưa ra vấn đề thỉnh giáo ngài: “Đức Phật tại thế chúng con lấy ngài làm thầy, theo ngài học tập. Vậy sau khi ngài niết bàn, chúng con theo ai học tập?” Di ngôn sau cùng của Phật chính là trả lời câu hỏi này, ngài nói: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Ngài nói hai câu này rồi vào niết bàn.
Con người có thể trì giới, có thể chịu khổ, thì không khác gì khi Phật còn tại thế. Ngài suốt đời thị hiện, làm gương cho chúng ta chính là trì giới, chịu khổ. Không thể trì giới, không chịu khổ được, đây không phải là đệ tử Phật. Bất luận là tại gia hay xuất gia, đều có thể làm đệ tử của Đức Như Lai, chỉ cần chúng ta tuân thủ hai câu nói này.
Ngày nay Phật pháp suy yếu, suy đồi đến cực điểm, vì sao vậy? Vì mọi người vứt bỏ giáo huấn của Đức Thế Tôn, không thể trì giới, không chịu khổ được, đến những giới điều làm người cơ bản đều không tuân thủ.
Ngày xưa, tại gia học Phật hành trì Thập thiện nghiệp rất tốt, thượng phẩm thập thiện. Xuất gia học Phật, không những hoàn toàn hành trì được luật Sa Di, đến Tỳ Kheo, Bồ Tát giới đều có thể tuân thủ. Bồ Tát tám vạn tế hạnh, Tỳ kheo tiểu thừa 3000 oai nghi, hiện nay không thấy nữa.
Ngay trong đời của tôi, trong thời đại này, pháp sư giảng kinh tôi đã gặp, nhưng không có pháp sư giảng giới luật, vì sao không có? Vì người ta nghe đến giới luật liền quay đầu bỏ đi. Điều này không được làm, điều kia cũng không được làm, như này phạm tội, như kia cũng phạm tôi, thôi vậy, không học nữa.
Vì sao các pháp sư trước đây giảng giới luật, người ta nghe xong khâm phục học theo? Bản thân pháp sư đó làm được. Ngày nay chính bản thân pháp sư cũng ngại nói về giới luật, vì sao? Vì không thực hành, giảng về giới luật đồng nghĩa như chính mình mắng mình, nên mọi người không còn đụng đến giới luật. Kết quả thì sao ? Kết quả rất bi thảm. Sau khi chết cũng gọi là vãng sanh, trên thực tế cũng vãng sanh thật, nhưng không biết vãng sanh vào đường nào. Không phải Phật đạo, không phải Bồ Tát đạo. Trong lục đạo, tuyệt đại đa số là đường súc sanh, đường ngạ quỹ, đường địa ngục, đều đi vào đó. Chúng ta cần nghiên cứu những nguyên nhân này, vì sao lại biến thành như vậy ? Có quan hệ rất lớn đến nếp sống xã hội, nếp sống xã hội ngày càng đi xuống.
Trên mặt cơ bản, con người đã vứt bỏ luân lý, đạo đức, nhân quả, nói những thứ này là phong kiến, là mê tín, nên không cần nữa. Chúng ta học Phật, bất luận là tại gia hay xuất gia, cũng bị ảnh hưởng nếp sống này, không coi trọng giới luật. Nhưng như vậy không được, không có giới luật là không có gốc, trong Phật pháp chắc chắn không thể thành tựu. Học Phật không giữ giới luật, đó là học giả, phần tử tri thức. Những gì họ học được là thường thức Phật học, hoặc là tri thức thức Phật học, tri thức về kinh điển, không phải trí tuệ. Tam học giới định tuệ đối với họ mà nói là không hề đụng tới, làm sao họ thành tựu được? Điểm này chúng ta không thể không biết.
- Category
- Giảng Pháp
Comments