Nếu không có lòng thành kính thì không thể học được điều gì.Thành bại then chốt của nó là ở điểm này

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 420
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

Căn tánh chúng ta chậm chạp, nên khi đọc kinh nghe giảng, cho dù đến mấy mươi năm thì vẫn nương nơi vọng tâm, không có cách gì thay vọng tâm bằng chân tâm. Nguyên nhân là do đâu? Là do không có các bậc thiện tri thức dẫn đường, nếu gặp được thiện tri thức, nếu gặp được thiện tri thức thì ta phải có những điều kiện cần thiết. Đó là những điều kiện gì? Thành kính. Hoàn toàn không phải thiện tri thức muốn những người đến thọ giáo phải cung kính với mình, như vậy thì không phải là bậc thiện tri thức. Thiện tri thức tuyệt đối không có một nhu cầu nào. Vậy tại sao ta phải thành kính? Bởi thành kính là tánh đức, chỉ có tánh đức mới có thể thể khế nhập tâm tánh. Nếu không thành kính thì là vọng tâm, mà vọng tâm thì không thể đi vào cảnh giới chân thật, đạo lý là như vậy. Một người thầy giáo nhận học sinh thì cũng chỉ lấy điều này làm tiêu chuẩn. Thấy học sinh này, là người chân thành, cung kính, thật thà, đó mới là một nhân tài, là người có thể thành công. Thầy giáo gặp những học sinh như thế, , sẽ lưu tâm chiếu cố, hàng ngày thầy giáo quan sát, giúp đỡ, nhưng vẫn kèm cặp họ thật nghiêm khắc. Vì sao vậy? Vì khi quá quan tâm đến người học trò, thì họ sẽ sinh tâm ngạo mạn, cống cao ngạo mạn. Nhưng nêu quá thơ ơ lãnh đạm với họ, thì họ sẽ buồn bã sầu muộn, không thể học tập được. Vì thế người thầy đối với học trò bằng cách, không thân cận không thờ ơ, cứ để nó trưởng thành một cách tự nhiên. Ngày trước chúng tôi thường nghĩ như thế, sau này khi gặp lại, đúng là như thế.
Tôi theo đại sư Chương gia, theo thầy Lý, thời gian theo thầy Lý gần mười năm, tất cả đều với lòng thành kính, nếu không có lòng thành kính thì không thể học được điều gì. Nói chung, đối với những học sinh khác, tôi lúc nào cũng thành kính hơn hẳn, nhờ thế mà sáu mươi năm qua, những gì tôi đã trải qua, tôi khẳng định rằng những lời dạy của đại sư Ấn quang: “ một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Ngài Ấn quang chỉ nói như thế, nhưng tôi thêm vào mấy câu nữa: “Trăm phần thành kính được trăm phần lợi ích, ngàn phần thành kính được ngàn phần lợi ích, vạn phần thành kính được vạn phần lợi ích”. Hoàn toàn đúng, không có tâm cung kính thì không gặt hái được thứ gì. Phải nuôi dưỡng đức tính chân thành cung kính, bắt đầu nuôi dưỡng từ đâu? Từ chỗ khiêm tốn của mình. Khiêm tốn vẫn chưa đủ, phải nên khép mình. Một người biết khép mình không ai không thành tựu.
Chúng ta xem cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, quí vị thấy tiên sinh Liễu Phàm, nhìn một học sinh lên kinh ứng thí, tiên sinh ấy có thể đoán được người nào thi đỗ, người nào không đỗ, những người như thế, tiên sinh đều đoán đúng cả. Tiên sinh có biết xem tướng không? Không biết. Vậy ông quan sát thứ gì, ông ấy quan sát ngôn hành cử chỉ của những người học trò. Nếu những người nào thật sự có biểu hiện khiêm tốn, chắc chắn người đó sẽ thi đỗ, tiêu chuẩn của ông ấy chỉ có chừng đó. Trong Tứ Huấn nói rất rõ ràng, ông ta khuyên con cái ông nên sống khép mình. Một người sống khép mình tất nhiên sẽ thành kính, một người thành kính nhất định có thể khế hợp với tâm tánh. Nếu có một chút kiêu mạn thì không thể thi đỗ.
Cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn lấy một thí dụ ngược lại: có một anh học trò đi thi, anh này vốn là một người rất tự phụ, văn chương anh ta rất khá, nhưng lại xem thường những người bạn đồng học, thi mấy lần cũng không đỗ, trong lòng không khâm phục, chửi rủa những vị quan chấm thi không có mắt, sao bài văn của mình hay như thế mà lại không cho đỗ? Khi anh ta đang chửi rủa, có người đứng cạnh thấy thế liền cười, anh ta càng điên tiết, bèn quay sang người kia: Sao lại cười tôi? Người kia nói: Tôi cười anh là bởi bài văn của anh có gì đáng gọi là hay. Anh học trò liền nói: anh chưa biết bài văn của tôi thì làm sao biết được nó hay hay không. Người kia trả lời: tôi chỉ cần nhìn thái độ của anh thì có thể biết bài văn của anh thế nào rồi. Người học trò này cũng rất hay, sau khi nghe xong, anh ta nghĩ người kia nói cũng có lí, liền e thẹn xin lỗi người kia. Người kia bèn khuyên nhủ. Sau này người học trò tự thay đổi tính cách của mình, ba năm sau, anh học trò lại đi thi, lần này thì thi đỗ.
Tiên sinh Liễu Phàm nhìn người cũng không gì khác, ông không phải là thầy tướng số, ông chỉ xem người đó có thành kính không, ngôn hành cử chỉ có đường hoàng hay không, có phải là người chân thật hay không, có cung kính hay không. Xem từ những biểu hiện như thế.
Ngay cả sự thành bại của pháp thế gian, then chốt của nó là ở điểm này, huống gì là Phật pháp? Rất quan trọng, chẳng phải không quan trọng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment