TĐ:138- Mấu Chốt Của Thành Tựu Là Do Mình Có Khéo Học Hay Không

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
137 Views
TĐ:138- Mấu Chốt Của Thành Tựu Là Do Mình Có Khéo Học Hay Không
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 083
Thời gian từ: 00h40:04:07 - 00h46:24:18

Ngẫu Ích đại sư là người cuối đời Minh đầu đời Thanh, Ngài sanh vào năm cuối thời Vạn Lịch nhà Minh, viên tịch vào đời Thanh, là tổ sư đời thứ chín của Tịnh Độ Tông, đời thứ tám là Liên Trì đại sư. Qua trước thuật của Ngài (Ngẫu Ích đại sư), chúng ta thấy thuở trẻ Ngài vô cùng bội phục Liên Trì đại sư, hết sức tôn kính, mong học theo Liên Trì đại sư. Liên Trì đại sư đã vãng sanh, nhưng những trước tác của Liên Trì đại sư vẫn còn đó; nay chúng ta thấy Liên Trì Đại Sư Toàn Tập, bộ sách này hãy còn, tổ Ngẫu Ích bèn học theo bộ sách ấy, nương theo trước tác của Liên Trì đại sư để học tập, làm học trò của Liên Trì đại sư. Giống như Mạnh Tử ở Trung Quốc vào thời cổ, Mạnh Tử ngưỡng mộ Khổng Tử, muốn học theo Khổng Tử, Khổng Tử đã khuất bóng, nhưng trước tác của Khổng Tử hãy còn, Ngài bèn tự học tập theo trước tác của Khổng Tử, chỗ nào không hiểu bèn hỏi học trò của Khổng Tử. Ngài thật sự học thành công, đó gọi là "tư thục đệ tử". Ngài học vô cùng giỏi. Quý vị thấy Trung Quốc nói "Khổng Mạnh", có thể thấy được thành tích học tập của Ngài. Chúng ta biết trong các đệ tử của Khổng Tử có Tăng Tử (Tăng Sâm). Quý vị đọc Luận ngữ, thấy nhiều chỗ đề "Tăng Tử nói", [những chỗ do Khổng Tử nói, sẽ ghi là] "tử thuyết". Những học trò của Khổng Tử thuở ấy đều thua Mạnh Tử, tư thục đệ tử cũng có thể vượt trỗi những học trò do đích thân Khổng Tử giảng dạy, xuất loại bạt tụy. Ngày nay, [hễ nói đến Nho giáo, người ta] nói Khổng Mạnh, chẳng nói Khổng Tăng, chẳng nói Khổng Hữu [2]. [Mạnh Tử] đã thành công! Ngẫu Ích đại sư là tư thục đệ tử của Liên Trì đại sư, trong Phật môn, quả thật thành tựu của Ngài cũng vượt trỗi những học trò do chính Liên Trì đại sư dạy bảo thuở ấy, [trong số các môn đệ của tổ Liên Trì], chẳng có ai sánh bằng ngài Ngẫu Ích.
Do vậy, nhìn từ những trường hợp ấy, đúng là "sư phụ lãnh tấn môn, tu hành tại cá nhân" (thầy dẫn trò nhập môn, tu hành do cá nhân). Có thành tựu hay không, chẳng liên quan đến thầy cho lắm, mà vấn đề ở chỗ quý vị khéo học, tức là quý vị biết học. Câu thường xuyên được nói trong Tông Môn là "hội ma?" (hiểu không?) Câu ấy có ý nghĩa rất sâu! Thật sự biết học, không chỉ học giống như Khổng Tử, mà có khi còn vượt trội, học trò giỏi hơn thầy! Cổ nhân đã nói: "Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam" (màu xanh phát xuất từ màu chàm mà trỗi hơn màu chàm), đấy là học trò vượt trội thầy, do biết học. Chẳng biết học thì thầy dạy bảo quý vị hằng ngày, quý vị vẫn chẳng thể thành tựu! Do vậy, chữ Hội (hiểu) này có quan hệ khá lớn! Thế nào mới là Hội? Thật sự hiểu thì nói thật ra sáu chữ đã gồm trọn: "Thật thà, nghe lời, thật sự hành", người ấy là người biết học. Quý vị phải biến những thứ đã học thành cuộc sống của chính mình, chẳng hạn như Ngũ Luân giảng về quan hệ, quý vị hiểu rõ, biết tôn ty trên dưới, đối với bậc trưởng thượng phải tôn kính, đối với kẻ dưới phải yêu thương, phải làm được [như thế]. Làm những gì? Mười hai chữ! Tất cả đức hạnh, Ngũ Luân, Tứ Duy, Bát Đức "hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm sỉ, nhân ái, hòa bình". Mười hai chữ ấy được hoàn toàn biểu hiện trong cuộc sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật, tức là quý vị đã hiểu. Quý vị học theo thánh sẽ là thánh nhân, học theo hiền sẽ là hiền nhân, trọn chẳng kém cổ thánh tiên hiền, mà cũng có thể là quý vị sẽ vượt trỗi họ. Quý vị học Phật, có thể thành Phật; học Bồ Tát, có thể thành Bồ Tát
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment