Làm Sao Để Xây Dựng Một Nhân Sinh Quan Lý Trí | (Tập 5) Thầy Giáo Thái Lễ Húc

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
11 Views
Hôm nay chúng ta nói tới chủ đề: “Làm sao để xây dựng một nhân sinh quan lý trí”, thái độ nhân sinh, điều thứ nhất cần tin chắc là “Nhân chi sơ tính bổn thiện”; điều thứ hai, đối mặt với bất cứ cảnh giới nào, lúc nào cũng phải hiểu rõ nguyên nhân của nó nằm ở đâu. Khi chúng ta có thái độ như thế, lúc nào chúng ta cũng có thứ để học, lúc nào cũng khởi phát được nhân duyên trí huệ của chúng ta.
Giả sử chúng ta không có sự quán chiếu nhạy cảm như vậy, rất có thể nhìn thấy tất cả cảnh giới đều mơ mơ hồ hồ, không thấy rõ tình cảnh đó. Điều thứ ba, phải tùy thuận sự giáo huấn của Thánh Hiền,
không tùy thuận tập khí phiền não của mình.Điều thứ tư, các bạn, điều thứ tư là gì? “Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy, tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ” Chúng ta tuyệt đối không được sống cuộc đời gốc ngọn đảo điên. Cuộc đời giống như một cây đại thụ vậy, một gia đình cũng giống như một cây đại thụ, thậm chí một dân tộc cũng giống như một cây đại thụ, và gốc nằm ở đâu? Gốc nằm ở đức hạnh, cái gốc quan trọng nhất nằm ở hiếu đạo, “Phù hiếu đức chi bổn dã” Khi chúng ta không có nhận thức được như vậy thì không biết đức rất quan trọng, chúng ta có thể dùng công sức rất lớn đi tưới nước, nhưng nước cứ tưới trên lá cây, không tưới trên gốc cây, hao phí năng lượng toàn thân tâm, dạy ra đứa con có thể khiến chúng ta cả đêm khó ngủ, bởi vì nếu không tưới nước từ gốc sẽ không thu được lợi ích.
Thẩm Quyến cũng là khu vực kinh tế rất phát triển, họ có một lớp học gọi là “lớp mũi nhọn”,
có nghĩa là lớp giỏi nhất trong toàn trường. Những em ưu tú trong “lớp mũi nhọn” đó thành tích đứng thứ nhất thứ nhì trong trường. Khi mới qua đó tôi nghe không hiểu cái gì gọi là “lớp mũi nhọn”, bây giờ tôi đã hiểu ra rồi, có nghĩa là “đỉnh cao”. Có một phụ huynh, cô rất phấn khích, hy vọng tới lớp đó tìm được mẹ của học sinh ưu tú trong “lớp mũi nhọn” đó, thỉnh giáo với họ làm sao mà dạy được đứa con xuất sắc như vậy. này phải chỉnh lại chút xíu, “xuất sắc” phải cho vô ngoặc kép, bên cạnh đó là
chú giải từ “xuất sắc” đó chỉ cái gì? Đó là thi được điểm cao, không phải là nhân cách xuất sắc thực sự.Sau đó cô cũng tìm thấy vị phụ huynh cần gặp, cô mặt mày hớn hở đứng trước cổng trường nói với phụ huynh đó là “Tôi mời chị ăn cơm nhé”, rồi mời bà ấy đến một nhà hàng cao cấp, sau khi gặp rồi lập tức liền hỏi ngay:
“Chị dạy con thành công như vậy, có thể chia sẻ với tôi một chút không?”. Kết quả ngoài dự liệu của cô ấy, phụ huynh đó trả lời cô: “Đừng nhắc tới đứa con gái tôi nữa, cứ nghĩ tới nó là tôi lại tức điên, nghĩ tới nó là bực bội”. Cô giật mình, sao mẹ của học sinh ưu tú trong “lớp mũi nhọn” lại không muốn nghĩ tới nó, cứ nghĩ tới nó là tức? Sau đó phụ huynh đó nói tiếp: “Mấy bữa trước tôi đang nấu ăn, nấu được hai món đã mồ hôi nhễ nhại rồi, tôi bước ra nói với con gái: Con gái, bới giúp bố mẹ một chén cơm”. Con gái cô đã bắt đầu ăn rồi, cũng không trách em được, em chưa học Đệ Tử Quy, trách ai?
Phải trách tôi. Có một lần sau khi khóa học kết thúc, tôi hỏi: “Chúng ta hoằng dương văn hóa truyền thống phải dựa vào ai?”, ở bên dưới nói: “Thầy Thái!”, suýt nữa thì tôi ngất xỉu. Phải dựa vào mỗi một người chúng ta! “Thỉnh Phật trụ thế”, thỉnh vị Phật nào? Tôi lại phải “Thính tư thông” (Nghe cho rõ ràng) lần nữa, cái tiếng “chính mình” sao mà nhỏ như vậy, phải thỉnh ai? Chính mình. Hy vọng các bạn không phải bị ép buộc.Bà ấy nói với con gái mình: “Bới giúp mẹ chén cơm”. Bà ấy nấu được một nửa rồi, ló đầu ra, vẫn thấy con gái chưa bới cơm, bà kêu tiếp: “Con, đi bới một chén cơm! Sao con vẫn chưa chịu bới”. Sau đó, món thứ ba đã nấu xong, bà đi ra, để thức ăn lên bàn, “Mẹ chỉ nhờ con đi bới cho bố mẹ chén cơm, sao con không chịu làm?”, lúc đó con gái bà ấy cũng không hề đứng dậy, chỉ ngoái đầu lại chín mươi độ, nói với mẹ nó: “Dựa vào cái gì mà con phải bới cơm cho mẹ?”. Chúng ta suy ngẫm kỹ lại một chút, thành tích của em tại sao lại tốt như vậy? Động lực căn bản của em nằm chỗ nào? Rất có thể là “Nếu như con thi đứng nhất, mẹ phải cho con phần thưởng, nếu như không có phần thưởng thì miễn bàn!”. “Dựa vào cái gì mà con phải bới cơm cho mẹ?”. Con cái không có hiếu, chỉ có tâm công lợi, làm cho bố mẹ tức chết.


[...]

[LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT NHÂN SINH QUAN LÝ TRÍ] (TẬP 5)

URL Danh sách phát:https://youtu.be/HEfT__M4l-U
Người chủ giảng: Thầy Thái Lễ Húc
Ngày 4-5 tháng 11 năm 2006
Địa điểm: Đài Loan Trung Lịch Thiện Quả Lâm Tịnh Độ Tự

Chuyển ngữ: Minh Hải
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hoclamnguoitotvn
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment