Làm Sao Để Xây Dựng Một Nhân Sinh Quan Lý Trí | (Tập 4) Thầy Giáo Thái Lễ Húc

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
22 Views
Kinh điển chính là cuộc sống, “chính là” chứ không phải “nên là”, “hình như là”, chúng ta phải có thái độ coi Kinh điển “chính là cuộc sống”, chúng ta rất may mắn gặp được sự dạy bảo của Sư Trưởng, bởi vì tôi nhớ khi mới bắt đầu học, Sư Trưởng vừa hay đang giảng Vô Lượng Thọ kinh, Sư Phụ đã nói: “Phải biến kinh Vô Lượng Thọ thành kịch bản cuộc đời của mình”.
Sau khi nghe xong câu này trong lòng chúng ta có cảm nghĩ gì? Rất thoải mái, rất nhẹ nhàng, không cần tự mình viết kịch bản nữa, nếu không thì không biết rốt cuộc nên đi về bên trái hay đi về bên phải, bây giờ không cần nghĩ nữa, kịch bản nằm trong quyển sách này, trong Kinh điển này.
Khi chúng ta có thái độ coi Kinh điển “chính là cuộc sống”, là công việc, là cách đối nhân xử thế của mình, thì cảm giác thể hội của chúng ta ngày càng sâu sắc. Thái độ học tập Kinh điển này, chúng ta không thể nghe xong câu nói này thì chỉ coi mỗi kinh Vô Lượng Thọ là kịch bản còn những cái khác đều không phải, Đệ Tử Quy có phải hay không? Đệ Tử Quy chính là kịch bản. Hiếu Kinh chính là kịch bản, Hoa Nghiêm kinh chính là kịch bản.Khi chúng ta đọc đến “Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn, phụ mẫu mệnh, hành vật lãn. Phụ mẫu giáo, tu kính thính, phụ mẫu trách, tu thuận thừa.”và sự lãnh hội đối với Kinh điển, đặc biệt trong Phật pháp thật sự rất có ích đối với những chân tướng của vụ trụ nhân sinh này.
Phật pháp thường nói “Tâm hành nhất như”, “tâm” và “hành” là một không phải hai; sáng nay chúng ta lại nhắc tới “Mộ hiền giả đương mộ kì tâm” mỗi một câu kinh đều là kịch bản do ThánhHiền biểu diễn ra, xem kinh phải nhìn thấy cả những tâm cảnh của Thánh Hiền và Phật Bồ Tát. Một câu “phụ mẫu hô, ứng vật hoãn” tức là muốn trưởng dưỡng tâm cung kính của chúng ta. Tâm cung kính học từ đâu? Tâm cung kính của một em bé chắc chắn phải bắt đầu từ cách đối xử với bố mẹ, sau khi đã thuần thục thì đối với tất cả mọi người em đều sẽ cung kính. Trong Hiếu Kinh có một đoạn đạo lý rất sâu sắc “Quân tử chi sự thân hiếu”có hiếu với cha mẹ của mình, “Cố trung khả di ư quân” thì họ cũng sẽ tận trung, cung kính với cấp trên. Thực ra là câu này trong Đệ Tử Quy “phụ mẫu hô, ứng vật hoãn”, sau khi tâm cung kính thành thục thì họ đối với thầy cô, đối với cấp trên, thậm chí với đồng nghiệp, bạn học đều không đánh mất tâm cung kính đó. Cho nên mỗi một câu kinh đều có thể xoay chuyển vận mệnh cuộc đời, đấy là sự thật không hề sai.Thành tựu bất kì việc gì cũng tại cung kính “Bách sự chi thành dã, tất tại kính chi; Kì bại dã, tất tại mạn chi” Chúng ta nhìn thấy bao nhiêu người kiến công lập nghiệp một thời, đến sau cùng thì kết cuộc thê thảm, đều do ngạo mạn gây ra.
Các bạn xem Sở Bá Vương Hạng Vũ, triều Tần bị ông hủy diệt, đến cuối cùng thì tự sát ở Ô Giang,
hơn nữa khi tự sát ông còn nói một câu: “Trời muốn diệt ta, không phải ta không biết đánh trận”.
Các bạn xem, đến khi chết mà vẫn ngạo mạn, vẫn không biết phản tỉnh, lại còn trách trời muốn diệt mình, chứ không phải mình không biết đánh trận. Hạng Vũ đánh với Lưu Bang, Lưu Bang thua hình như sáu bảy chục trận, chưa hề thắng một trận nào, nhưng sau cùng thì lại thắng. Hạng Vũ đố kị tài hoa của người khác, Lưu Bang thì: “Ta cái gì cũng không biết làm, chỉ nhờ các khanh làm!”. Các bạn xem, đầu nhà Hán có tam kiệt là Hàn Tín, Trương Lương, Tiêu Hà, tài hoa của Lưu Bang làm sao sánh kịp họ? Nhưng ông ấy độ lượng bao dung, sau đó nhường công cho mọi người. Lưu Bang nói: “Đều do ba người các khanh giúp ta lấy được thiên hạ, công lao của các khanh không thể không tính”. Tuyệt đối không hề ngạo mạn nói: “Các ngươi đều không bằng ta”.Cho nên thực vậy, Đệ Tử Quy câu nào cũng thông tâm tánh, Đệ Tử Quy từ đầu đến cuối là một chữ “Cung kính”, Đệ Tử Quy từ đầu đến cuối là một chữ “Hiếu tâm”, Đệ Tử Quy từ đầu đến cuối là “Nhân hòa”.


[...]

[LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG MỘT NHÂN SINH QUAN LÝ TRÍ] (TẬP 4)

URL Danh sách phát:https://youtu.be/CN1XfrRcgIQ
Người chủ giảng: Thầy Thái Lễ Húc
Ngày 4-5 tháng 11 năm 2006
Địa điểm: Đài Loan Trung Lịch Thiện Quả Lâm Tịnh Độ Tự

Chuyển ngữ: Minh Hải
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hoclamnguoitotvn
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment