Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 499
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Quí vị hoàn toàn dùng trong cuộc sống hằng ngày. Dùng điều gì? Chân tâm, bản tánh mà quí vị bảo nhậm. Đây chính là bí quyết tham cứu của thiền tông. Bí quyết này nói rõ ra chính là “chế tâm nhất xứ” mà Thế Tôn thường nói. Mọi người đều hiểu rồi, đem tâm hoàn toàn tập trung nơi chân tâm vô nhiễm bổn tịnh, quí vị bảo thủ tại nơi này. Đem tâm định tại nơi này, đây gọi là “tiềm hành mật dụng”. Biểu hiện ở bên ngoài như ngu như đần, là một kẻ ngu, đần độn, không phải là người thông minh trí tuệ, thông thường người ta nhìn thấy ngu ngu đần đần, người ngốc nghếch, không có suy nghĩ, không thông minh trí tuệ. Biểu hiện là như vậy, trên thực tế thì thông minh trí tuệ tuyệt đỉnh, siêu việt thông minh trí tuệ thông thường. Gọi là gì? Là đại trí như ngu. Là kiểu người này, đại trí như ngu. Thông thường không phải thực sự đại trí tuệ không làm được. Cũng tức là nói giả hồ đồ, họ không hồ đồ. Cổ nhân nói rằng “quí thay hồ đồ”, tức là chỉ những người này. Tông môn khó, các pháp môn khác cũng khó. Chúng ta hiểu rõ tông môn tu hành bí quyết này. Chúng ta đổi một phương pháp khác, đổi thành A Di Đà Phật. Từ sáng đến tối trong tâm đều là A Di Đà Phật. Trong tâm A Di Đà Phật không thể gián đoạn. Ở miệng gián đoạn thì không sao. Miệng niệm mệt rồi có thể không niệm, nhưng tâm không gián đoạn. Người niệm Phật niệm đến nỗi ngơ ngơ, nói với họ cái gì họ cũng đều A Di Đà Phật. Dường như không nghe thấy vậy. Cho nên thời gian lâu rồi cũng tốt, người này không nên nói chuyện với họ. Họ ngoài A Di Đà Phật ra, họ cái gì cũng không biết. Qua một năm hai năm, người ta tự tại vãng sanh, người khác không biết là chuyện gì nữa. Đây chính là tiềm hành mật dụng. Ai có thể phát hiện tiềm và mật của quí vị? Nhất định phải là người có trí tuệ thực sự. Người tâm địa thanh tịnh, họ có thể nhìn thấy, họ hiểu được. Thông thường người khác không biết được, nên gọi là mật dụng, cũng không cần giải thích với người khác. Giải thích là sai rồi. Có một sô đồng tu thể hội được một tí ý nghĩa này, thật có công phu, cho nên họ đầy đủ điều kiện, đây là xưa nay trong ngoài, thực sự dùng công phu tiềm hành mật dụng. Họ nhất định luôn chân thật, nghe lời, thật làm. Không đầy đủ ba điều kiện này, kiểu công phu này họ không dùng được. Nhưng đầy đủ ba điều kiện này có được mấy người? Trong một vạn người tìm không ra một người. Trong một trăm ngàn người, một triệu người, mười triệu người có lẽ tìm không ra một người. Thật hiếm có! Vì sao vậy ? Họ phải thật sự buông bỏ. Chúng ta thường nói, buông bỏ tự tự tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ những hưởng thụ đối với ngũ dục lục trần, buông bỏ thất tình lục dục, một lòng chuyên niệm, liên tục không ngừng, họ mới được. Họ mới có thể dùng công phu này. Dùng công phu này thật tuyệt, gọi là chủ ở trong chủ. Chủ là gì? Là chân như tự tánh. Một câu A Di Đà Phật này chính là chân như tự tánh, hoàn toàn tương ưng với chân như tự tánh của bản thân. Sự thù thắng của Tịnh Tông đấy, nên A Di Đà Phật trong Đại Tập Kinh nói với chúng ta “trì danh niệm Phật”, chính là phương pháp ngày nay chúng ta đang dùng. Phật nói đây là vô thượng thâm diệu thiền, lúc so sánh với thiền tông, đây là vô thượng thâm diệu thiền, không phải giả.
Niệm Phật có thể đại triệt đại ngộ không? Có thể minh tâm kiến tánh không? Có thể! Sao lại không thể? Đây mới thực sự là “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, chế tâm nhất xứ có thể minh tâm kiến tánh. Vậy thì những điều khác không cần nói rồi. Thực sự là không có việc gì không làm được.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Quí vị hoàn toàn dùng trong cuộc sống hằng ngày. Dùng điều gì? Chân tâm, bản tánh mà quí vị bảo nhậm. Đây chính là bí quyết tham cứu của thiền tông. Bí quyết này nói rõ ra chính là “chế tâm nhất xứ” mà Thế Tôn thường nói. Mọi người đều hiểu rồi, đem tâm hoàn toàn tập trung nơi chân tâm vô nhiễm bổn tịnh, quí vị bảo thủ tại nơi này. Đem tâm định tại nơi này, đây gọi là “tiềm hành mật dụng”. Biểu hiện ở bên ngoài như ngu như đần, là một kẻ ngu, đần độn, không phải là người thông minh trí tuệ, thông thường người ta nhìn thấy ngu ngu đần đần, người ngốc nghếch, không có suy nghĩ, không thông minh trí tuệ. Biểu hiện là như vậy, trên thực tế thì thông minh trí tuệ tuyệt đỉnh, siêu việt thông minh trí tuệ thông thường. Gọi là gì? Là đại trí như ngu. Là kiểu người này, đại trí như ngu. Thông thường không phải thực sự đại trí tuệ không làm được. Cũng tức là nói giả hồ đồ, họ không hồ đồ. Cổ nhân nói rằng “quí thay hồ đồ”, tức là chỉ những người này. Tông môn khó, các pháp môn khác cũng khó. Chúng ta hiểu rõ tông môn tu hành bí quyết này. Chúng ta đổi một phương pháp khác, đổi thành A Di Đà Phật. Từ sáng đến tối trong tâm đều là A Di Đà Phật. Trong tâm A Di Đà Phật không thể gián đoạn. Ở miệng gián đoạn thì không sao. Miệng niệm mệt rồi có thể không niệm, nhưng tâm không gián đoạn. Người niệm Phật niệm đến nỗi ngơ ngơ, nói với họ cái gì họ cũng đều A Di Đà Phật. Dường như không nghe thấy vậy. Cho nên thời gian lâu rồi cũng tốt, người này không nên nói chuyện với họ. Họ ngoài A Di Đà Phật ra, họ cái gì cũng không biết. Qua một năm hai năm, người ta tự tại vãng sanh, người khác không biết là chuyện gì nữa. Đây chính là tiềm hành mật dụng. Ai có thể phát hiện tiềm và mật của quí vị? Nhất định phải là người có trí tuệ thực sự. Người tâm địa thanh tịnh, họ có thể nhìn thấy, họ hiểu được. Thông thường người khác không biết được, nên gọi là mật dụng, cũng không cần giải thích với người khác. Giải thích là sai rồi. Có một sô đồng tu thể hội được một tí ý nghĩa này, thật có công phu, cho nên họ đầy đủ điều kiện, đây là xưa nay trong ngoài, thực sự dùng công phu tiềm hành mật dụng. Họ nhất định luôn chân thật, nghe lời, thật làm. Không đầy đủ ba điều kiện này, kiểu công phu này họ không dùng được. Nhưng đầy đủ ba điều kiện này có được mấy người? Trong một vạn người tìm không ra một người. Trong một trăm ngàn người, một triệu người, mười triệu người có lẽ tìm không ra một người. Thật hiếm có! Vì sao vậy ? Họ phải thật sự buông bỏ. Chúng ta thường nói, buông bỏ tự tự tự lợi, buông bỏ danh văn lợi dưỡng, buông bỏ những hưởng thụ đối với ngũ dục lục trần, buông bỏ thất tình lục dục, một lòng chuyên niệm, liên tục không ngừng, họ mới được. Họ mới có thể dùng công phu này. Dùng công phu này thật tuyệt, gọi là chủ ở trong chủ. Chủ là gì? Là chân như tự tánh. Một câu A Di Đà Phật này chính là chân như tự tánh, hoàn toàn tương ưng với chân như tự tánh của bản thân. Sự thù thắng của Tịnh Tông đấy, nên A Di Đà Phật trong Đại Tập Kinh nói với chúng ta “trì danh niệm Phật”, chính là phương pháp ngày nay chúng ta đang dùng. Phật nói đây là vô thượng thâm diệu thiền, lúc so sánh với thiền tông, đây là vô thượng thâm diệu thiền, không phải giả.
Niệm Phật có thể đại triệt đại ngộ không? Có thể minh tâm kiến tánh không? Có thể! Sao lại không thể? Đây mới thực sự là “chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, chế tâm nhất xứ có thể minh tâm kiến tánh. Vậy thì những điều khác không cần nói rồi. Thực sự là không có việc gì không làm được.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments