Hai chữ tu hành này, tu là sửa cho đúng, hành là hành vi, đem hành vi lệch lạc sửa lại cho đúng.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 381
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Tu hành là tu điều gì ? Không thể không biết. Tu là tu sửa, hành là hành vi sai lầm, hành vi không thích đáng, phải đem hành vi đó sửa lại, gọi là tu hành. Phạm vi của hành vi vô cùng rộng lớn, Phật pháp đem quy lại thành ba loại lớn, là thân, khẩu, ý. Hành vi có nhiều hơn, cũng không ra khỏi ba loại lớn này. Thân là tạo tác, khẩu là ngôn ngữ, ý là suy nghĩ, chúng ta đã khởi tâm động niệm sai, phải đem điều đó sửa lại cho đúng. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay, mọi người đã lơ là giáo dục Thánh hiền, ngày xưa ở Trung Hoa, từ nhỏ đã đọc sách Thánh hiền, đã hiểu được bớt phóng túng, hiểu được không vi phạm luân lý đạo đức, không vi phạm giáo huấn của cha mẹ, không vi phạm những quy củ của tổ tông lập ra, một gia đình từ trên xuống dưới đều phải học.

Nơi này là giảng về học Phật, tôi đã làm báo cáo với các đồng học, lần đầu tiên tôi gặp Đại sư Chương Gia, thỉnh giáo với ngài. Chúng tôi còn trẻ, không hiểu khuôn phép, biểu hiện ra điều gì? Là tâm nóng nảy bao chao, hoàn toàn trái ngược với những gì nơi đây nói đến. Đại sư dạy tôi thế nào? Đại sư nhìn tôi, tôi cũng nhìn ngài, nhìn hơn nửa tiếng đồng hồ, sự nôn nóng đó của chúng tôi chậm dần, tâm này được định lại. Thì thầy mới nói, chỉ nói một chữ “có”. Chúng tôi nghe thấy có, trong tâm lập tức liền hồi hộp lại, động tác nôn nóng đó lại xuất hiện. Thói quen này, từ nhỏ chưa có ai dạy. Xa gia đình nhiều năm như vậy, lưu lạc ở bên ngoài, tìm một công việc, thu nhập chỉ có thể bảo đảm cho mình những sinh hoạt thấp nhất, cuộc sống rất khó khăn. Phật pháp cũng không hiểu được dễ dàng như thế, bởi từ nhỏ nhận được sự giáo dục, ngoài thời kỳ đó ở nông thôn, thấy được lý luận, đạo đức, nhân quả, dù sao vẫn còn quá nhỏ, mười tuổi đã rời xa gia đình rồi. Những gì thấy được trong xã hội, không giống với những điều được nói ở nhà, nhưng nền tảng và khái niệm đó của gia đình vẫn có. Thế nhưng, hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng rất lớn, không thể không bị ảnh hưởng. Cho nên, mấy câu này nói ở trong kinh, chúng ta đã hoàn toàn đi ngược, không ai dạy quý vị.

Phương pháp dạy học này của Đại sư Chương Gia, quý vị đặt ra câu hỏi, nhìn quý vi, đợi đến lúc quý vị tâm bình khí hòa, dáng vẻ nôn nóng giảm xuống, ngài mới chịu nói chuyện với quý vị. Tại sao vậy? Lúc này tinh thần quý vị tập trung, chỗ này nói .

Tâm bao dung như hư không, khế nhập trung đạo. Trong ngoài tương ưng, tự nhiên nghiêm chỉnh), thầy mới thực sự dạy cho quý vị, quý vị có thể nghe vào, quý vị có thể không nghi ngờ, có thể tiếp nhận. Nếu tâm nóng nảy bao chao, không thể tiếp nhân, lời thầy giảng cho quý vị, quả thật gọi là vào tai này, ra tai kia. Cho nên giảng mà không để ý, vậy giảng đó là giảng uổng công rồi. Cho nên phương pháp dạy học của Đại sư Chương Gia: vẫn tuân theo quy củ của người xưa, tâm nóng nảy bao chao, không nói chuyện với quý vị, đến khi tất cả háo hức của quý vị ổn định lại, lúc đó mới được. Lời ngài nói, cả đời này chúng ta đều không thể quên được, mà còn nghiêm túc thực hiện đầy đủ, điều đó đã khởi tác dụng.

Chúng ta học rồi, cầu học cách học thế nào, đã học rồi. Học thuật của thánh hiền phải dùng tâm chân thành, không có thành ý, không cần phải nói, nói rồi cũng chẳng có tác dụng, tâm không thanh tịnh cũng không có tác dụng, tâm không tôn kính cũng không có tác dụng. Cho nên điều kiện cơ bản là phải chân thành, phải thanh tịnh, phải cung kính, tiếp nhận thật sự được lợi ích như vậy, sẽ không thể quên, sẽ y giáo phụng hành, vậy là thực hiện tu rồi, chính là tu hành. Hai chữ tu hành này, tu là sửa cho đúng, hành là hành vi, đem hành vi lệch lạc sửa lại cho đúng, gọi là tu hành. Hành vi có rất nhiều, vô lượng vô biên, Phật đem chia thành ba loại lớn, thứ nhất là khởi tâm động niệm, ý niệm là hành vi của ý nghiệp, trong thân khẩu ý, thì là tâm, hành vi của tâm, điều này quan trọng nhất. Thứ hai là ngôn ngữ. Thứ ba là thân thể, tạo tác của thân thể. Không phù hợp với luân lý đạo đức, thì là sai trái; không phù hợp với lời dạy của Thánh hiền, đây là sai trái, phải sử dụng tiêu chuẩn của Thánh hiền. Ở Trung Hoa, tiêu chuẩn chủ yếu chính là ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, không có nhiều.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment