Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 567
Di Đà lúc ở nơi nhân địa phát tâm rằng: Giả như cúng dường hằng sa vị thánh, không bằng kiên định dõng mãnh cầu chánh giác”. Đây là khuyến khích chúng ta. Cúng dường hằng sa vị thánh là tu phước, cầu phước quả báo ở nhân thiên, không ra khỏi luân hồi lục đạo. “Không bằng kiên định dõng mãnh cầu chánh giác”. Kiên định tín tâm, dõng mãnh tinh tấn cầu chánh giác. “Cầu chánh giác trước tiên nên cầu chánh pháp”, không có chánh pháp làm gì có chánh giác? Thế nào là chánh pháp? “Không nên tự sanh tâm siểm ngụy”. Siểm ngụy, bên dưới giải thích, chúng ta xem bên dưới:
“Thoái” là thoái chuyển, “khuất” là cong, người bây giờ gọi là đường ngoằn nghèo. “Siểm ngụy” là hư ngụy, đây là chướng ngại, chướng ngại trên con đường đạo bồ đề. Chúng ta phải có trí tuệ, phải nhận thức, phải biết tránh. Điều đầu tiên là chắc chắn không thoái chuyển, điều thứ hai là không đi đường vòng, thứ ba không được hư ngụy. Tâm bồ đề là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, đây là tâm bồ đề.
Bất luận là thuận cảnh hay là nghịch cảnh, đối với người phát tâm bồ đề mà nói, tất cả đều là tăng thượng duyên. Đều giúp bản thân nâng cao hơn, giúp bản thân tinh tấn hơn, việc tốt, không phải việc xấu, bản thân phải nhận thức được như vậy. Một số người thuận cảnh thiện duyên dễ sanh tham luyến, tham luyến liền thoái chuyển, sẽ đi đường vòng, sẽ hư ngụy. Nghịch cảnh hiện tiền, ác duyên hiện tiền liền sanh oán hận, cũng thoái chuyển, thậm chí còn sanh tâm báo phục. Không biết tất cả chúng sanh, tất cả mọi cảnh duyên đều là Phật Bồ Tát đang giúp chúng ta. Bản thân chúng ta phải giác ngộ.
Nghịch cảnh, ác duyên không sanh sân nhuế, vĩnh viễn dùng tâm bình đẳng. Bình là bình đẳng, thường là vĩnh hằng. Nói cách khác, chính là dùng tâm thanh tịnh bình đẳng giác, thể của thanh tịnh bình đẳng giác chính là chân thành. Con người không có chân thành, đâu ra thanh tịnh bình đẳng giác? Đối đãi với tất cả mọi người bên ngoài bằng một tấm lòng từ bi, từ bi là gì? Lòng thương yêu chân thành, lòng yêu thương thanh tịnh, lòng thương yêu bình đẳng, lòng yêu thương chánh giác, áp dụng trong đối nhân tiếp vật. Người đối tốt với tôi từ bi; đối với tôi không tốt cũng từ bi; đối với người hủy báng, hãm hại tôi vẫn là từ bi, tuyệt đối không giảm sút. Thấy họ có khó khăn, vẫn nhiệt tình đưa tay ra giúp đỡ. Không phải nói người này từng hãm hại tôi, tôi mặc kệ họ, như vậy là sai, đó không phải Bồ Tát. Chúng ta phải làm được như thế, đây đều là những lời dạy trong kinh điển. Nếu chúng ta có thể y giáo phụng hành, như vậy là đúng.
Bên dưới nói: “Thiết nhập đại hỏa”, “thiết” là giả thiết. “Giả sử nhân vì cầu pháp, thân vào lửa lớn, cũng không nên nghi hối. Giống như lúc Di Đà ở nơi nhân địa, mặc dù thân vào trong các điều khổ, nguyện tâm như vậy vẫn mãi không thoái chuyển, trước sau đều tin sâu nguyện thiết”.
Chúng ta ngày nay hình như cũng gặp trường hợp này, rất nhiều đồng tu, đại chúng trong xã hội trong lòng lo lắng không yên, thiên tai quá nhiều. Đích thực không phải là hiện tượng lành. Từ tháng ba năm nay, toàn cầu thiên tai nghiêm trọng, tháng này nhiều hơn tháng trước, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Tôi dự đoán tháng 8 sẽ vượt quá 200 lần, quả thật đã vượt quá, tháng 9 sẽ càng nhiều. Mỗi tháng mỗi nhiều hơn, đây là hiện tượng không hay, chúng ta phải làm sao? Phật A Di Đà đã làm gương cho chúng ta: Dù khổ đến đâu tín tâm, nguyện tâm của chúng ta mãi mãi không thoái chuyển, đây là gì? Đây gọi là tin sâu nguyện thiết. Thiên tai ập đến không kinh không sợ. Tôi thường nói: Thiên tai giáng xuống, hầu như 80% số người là bị chết khiếp, những ai được lưu lại? Giống như không có chuyện gì xảy ra, không quan tâm, người như vậy sẽ tồn tại. Thiên tai thảm họa gì họ cũng không quan tâm, có thể chịu được, không để ý đến, họ sẽ dễ dàng vượt qua. Tuyệt đối đừng sợ hãi, nhất tâm niệm Phật. Niệm Phật phải thâm tín câu Phật hiệu này, có thể tiêu tất cả tội nghiệt. Đừng dùng các phương pháp khác, chỉ một câu danh hiệu này, quý vị phải tin. Bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng ta niệm niệm không rời Phật hiệu, thời gian một năm đủ để vượt qua! Không ở trong cộng nghiệp, tự nhiên được lưu lại, nếu trong cộng nghiệp sẽ vãng sanh về cõi Cực Lạc. Ý niệm chúng ta vừa khởi, Phật liền đến tiếp dẫn, công đức chúng ta đã viên mãn.
Tập 567
Di Đà lúc ở nơi nhân địa phát tâm rằng: Giả như cúng dường hằng sa vị thánh, không bằng kiên định dõng mãnh cầu chánh giác”. Đây là khuyến khích chúng ta. Cúng dường hằng sa vị thánh là tu phước, cầu phước quả báo ở nhân thiên, không ra khỏi luân hồi lục đạo. “Không bằng kiên định dõng mãnh cầu chánh giác”. Kiên định tín tâm, dõng mãnh tinh tấn cầu chánh giác. “Cầu chánh giác trước tiên nên cầu chánh pháp”, không có chánh pháp làm gì có chánh giác? Thế nào là chánh pháp? “Không nên tự sanh tâm siểm ngụy”. Siểm ngụy, bên dưới giải thích, chúng ta xem bên dưới:
“Thoái” là thoái chuyển, “khuất” là cong, người bây giờ gọi là đường ngoằn nghèo. “Siểm ngụy” là hư ngụy, đây là chướng ngại, chướng ngại trên con đường đạo bồ đề. Chúng ta phải có trí tuệ, phải nhận thức, phải biết tránh. Điều đầu tiên là chắc chắn không thoái chuyển, điều thứ hai là không đi đường vòng, thứ ba không được hư ngụy. Tâm bồ đề là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, đây là tâm bồ đề.
Bất luận là thuận cảnh hay là nghịch cảnh, đối với người phát tâm bồ đề mà nói, tất cả đều là tăng thượng duyên. Đều giúp bản thân nâng cao hơn, giúp bản thân tinh tấn hơn, việc tốt, không phải việc xấu, bản thân phải nhận thức được như vậy. Một số người thuận cảnh thiện duyên dễ sanh tham luyến, tham luyến liền thoái chuyển, sẽ đi đường vòng, sẽ hư ngụy. Nghịch cảnh hiện tiền, ác duyên hiện tiền liền sanh oán hận, cũng thoái chuyển, thậm chí còn sanh tâm báo phục. Không biết tất cả chúng sanh, tất cả mọi cảnh duyên đều là Phật Bồ Tát đang giúp chúng ta. Bản thân chúng ta phải giác ngộ.
Nghịch cảnh, ác duyên không sanh sân nhuế, vĩnh viễn dùng tâm bình đẳng. Bình là bình đẳng, thường là vĩnh hằng. Nói cách khác, chính là dùng tâm thanh tịnh bình đẳng giác, thể của thanh tịnh bình đẳng giác chính là chân thành. Con người không có chân thành, đâu ra thanh tịnh bình đẳng giác? Đối đãi với tất cả mọi người bên ngoài bằng một tấm lòng từ bi, từ bi là gì? Lòng thương yêu chân thành, lòng yêu thương thanh tịnh, lòng thương yêu bình đẳng, lòng yêu thương chánh giác, áp dụng trong đối nhân tiếp vật. Người đối tốt với tôi từ bi; đối với tôi không tốt cũng từ bi; đối với người hủy báng, hãm hại tôi vẫn là từ bi, tuyệt đối không giảm sút. Thấy họ có khó khăn, vẫn nhiệt tình đưa tay ra giúp đỡ. Không phải nói người này từng hãm hại tôi, tôi mặc kệ họ, như vậy là sai, đó không phải Bồ Tát. Chúng ta phải làm được như thế, đây đều là những lời dạy trong kinh điển. Nếu chúng ta có thể y giáo phụng hành, như vậy là đúng.
Bên dưới nói: “Thiết nhập đại hỏa”, “thiết” là giả thiết. “Giả sử nhân vì cầu pháp, thân vào lửa lớn, cũng không nên nghi hối. Giống như lúc Di Đà ở nơi nhân địa, mặc dù thân vào trong các điều khổ, nguyện tâm như vậy vẫn mãi không thoái chuyển, trước sau đều tin sâu nguyện thiết”.
Chúng ta ngày nay hình như cũng gặp trường hợp này, rất nhiều đồng tu, đại chúng trong xã hội trong lòng lo lắng không yên, thiên tai quá nhiều. Đích thực không phải là hiện tượng lành. Từ tháng ba năm nay, toàn cầu thiên tai nghiêm trọng, tháng này nhiều hơn tháng trước, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Tôi dự đoán tháng 8 sẽ vượt quá 200 lần, quả thật đã vượt quá, tháng 9 sẽ càng nhiều. Mỗi tháng mỗi nhiều hơn, đây là hiện tượng không hay, chúng ta phải làm sao? Phật A Di Đà đã làm gương cho chúng ta: Dù khổ đến đâu tín tâm, nguyện tâm của chúng ta mãi mãi không thoái chuyển, đây là gì? Đây gọi là tin sâu nguyện thiết. Thiên tai ập đến không kinh không sợ. Tôi thường nói: Thiên tai giáng xuống, hầu như 80% số người là bị chết khiếp, những ai được lưu lại? Giống như không có chuyện gì xảy ra, không quan tâm, người như vậy sẽ tồn tại. Thiên tai thảm họa gì họ cũng không quan tâm, có thể chịu được, không để ý đến, họ sẽ dễ dàng vượt qua. Tuyệt đối đừng sợ hãi, nhất tâm niệm Phật. Niệm Phật phải thâm tín câu Phật hiệu này, có thể tiêu tất cả tội nghiệt. Đừng dùng các phương pháp khác, chỉ một câu danh hiệu này, quý vị phải tin. Bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng ta niệm niệm không rời Phật hiệu, thời gian một năm đủ để vượt qua! Không ở trong cộng nghiệp, tự nhiên được lưu lại, nếu trong cộng nghiệp sẽ vãng sanh về cõi Cực Lạc. Ý niệm chúng ta vừa khởi, Phật liền đến tiếp dẫn, công đức chúng ta đã viên mãn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments