Y giáo tu hành cúng dường, là chơn chánh cúng dường Phật, ngoài ra Phật không cần gì cả.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 569
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Hiện tại vẫn có người cúng Phật, niệm Phật.
Cúng Phật nhất định phải hiểu được ý nghĩa của nó, Đức Phật cần chúng ta cúng dường chăng ? Không cần. Chúng ta dùng phương pháp gì để cúng dường ? Y giáo tu hành cúng dường, là chơn chánh cúng dường Phật, ngoài ra Phật không cần gì cả. Nghĩa là hy vọng quý vị y giáo tu hành, hy vọng quý vị ngay trong đời này thượng thượng phẩm vãng sanh, đây gọi là công phu chân thật. Không những chúng ta chắc chắn vãng sanh, mà vãng sanh còn được nâng cao phẩm vị, vì sao vậy? Vì cúng Phật, phẩm vị càng cao Phật càng hoan hỷ, không thể không biết đạo lý này. Vì sao Phật hoan hỷ ? Phật hoan hỷ vì quý vị thật sự thành tựu, quý vị thành tựu mới thật sự có thể độ chúng sanh. Phật không phải vì bản thân, cũng không phải vì quý vị, mà vì tất cả vô lượng chúng sanh đau khổ. Quý vị xem, lại có thêm một vị Phật nữa để độ chúng sanh, càng nhiều Phật Bồ Tát độ chúng sanh càng tốt. Đây là điều Phật hoan hỷ nhất, gọi là chân thật cúng dường.
“Nên gọi là trồng các gốc thiện”, gốc thiện hiện nay chúng ta đều biết, gốc thiện là gì? Nhất tâm xưng niệm Phật A Di Đà chính là gốc thiện. “Đã từng cúng dường vô lượng Chư Phật”, lấy gốc thiện này hồi hướng cúng dường tất cả chư Phật Như Lai, là chân thật cúng dường. Lấy gì để cúng dường ? Dùng thiện căn tu hành của chúng ta để cúng dường. Thiện căn của thế pháp là không tham, không sân, không si. Bây giờ chúng ta nói đến năm điều: không ngạo mạn, không hoài nghi. Tham sân si mạn nghi đều đoạn, đây là thiện căn.
Hoằng dương chánh pháp, chánh pháp cửu trú, chúng ta có sứ mạng, có thể làm được. Khiến chánh pháp cửu trú ở thế gian, có hai hạng người: một người là hoằng pháp, một người hộ pháp, hoằng và hộ phải hợp tác mật thiết. Người hoằng pháp nhất tâm nhất ý chuyên chú trên bộ kinh này, học làu thông kinh điển. Tôi không gọi là nghiên cứu, mà gọi là học thông suốt, thông suốt nhất định phải tự mình làm được. Thực tế mà nói, quý vị biết bao nhiêu thì có thể làm bấy nhiêu. Nếu làm không được, chứng minh quý vị không biết, không thấu hiểu.
Lời này trước đây đại sư Chương Gia nói với tôi, ngài nói Phật pháp khó hiểu dễ hành, quý vị biết sao có chuyện làm không được? Nếu không làm được, tức là không biết. Lúc đó tôi nghe lời này, có cảm nhận rất sâu sắc, nghĩ lại thấy rất có lý. Nhưng một số người lại nói, tôi biết nhưng không làm được, biến thành gì ? Biết dễ khó hành, rất dễ hiểu, nhưng tôi làm không được, thầy nói cái biết đó là giả, không phải thật.
Điều này 60 năm trước, đại sư nói với tôi như vậy, ông nhấn mạnh, đặc biệt nhấn mạnh Phật pháp khó hiểu dễ hành. Hành rất dễ, nhưng thật sự khó hiểu. Nên nói, hiểu triệt để, biết được, tự nhiên sẽ làm được.
Vì sao có những hiện tượng này, khiến chúng ta sanh ngộ nhận? Chúng ta nghĩ lại, trong đó cũng không phải không có đạo lý. Đó chính là chúng ta đối với những hiện tượng trước mắt, đây là hiện tượng giả, chưa thật sự hiểu rõ ràng, tất cả đều tưởng là thật. Tham luyến, không buông được. Nếu hiểu thật sự, tất cả những hiện tượng này đều là hư không. Trong Kinh Bát Nhã nói: “Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, chỉ có Phật a Di Đà là thật. Nếu thật sự hiểu, trong tâm quý vị còn có những thứ dơ bẩn chăng? Còn có tạp niệm chăng? Không thể. Những điều này chúng ta ngày ngày đọc, nói ra đều biết, đều nói được, nhưng không làm được. Đó chính là tiêu chuẩn của đại sư Chương Gia, quý vị chưa thật sự hiểu thấu triệt, mà chỉ nghe người ta nói, hoàn toàn chưa vào cảnh giới này. Chúng ta phải thừa nhận điều này, thừa nhận mới có tiến bộ, mới có thể không gián đoạn việc học. Nếu không thừa nhận, cho rằng chúng ta đều biết, như vậy vĩnh viễn không có tiến bộ, mà chỉ dừng lại một chỗ. Chúng ta không làm được, khẳng định chúng ta biết chưa thấu triệt, vẫn chưa thật sự rõ ràng. Ta vẫn có thể tiếp tục nỗ lực, để hiểu nó rõ ràng triệt để hơn.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment