Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 128
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đại đa số là học Giáo, căn tánh của chúng ta trong xã hội hiện tại cũng là như thế. Còn có những người đối với họ, Giáo quá rắc rối, quá nhiều, nên cổ nhân có tỷ dụ “vào biển đếm cát”, quá phiền phức, có thể đơn giản hơn hay không? Đơn giản hơn một chút là Tịnh Độ, Mật và Tịnh Độ tương đối đơn giản đôi chút. Mật và Tịnh Độ đều tu nhất tâm bất loạn. Chúng ta nói tới Giác, Chánh, Tịnh, thì chỉ có Thiền Tông là giảng về Giác, tức giác ngộ, Giáo Hạ giảng về Chánh, tức chánh tri chánh kiến, Tịnh Độ và Mật giảng Tịnh, tu tâm thanh tịnh.
Nhưng Tịnh Độ Tông còn thù thắng, còn thuận tiện hơn Mật Tông. Nghi quỹ của Mật Tông quá nhiều, học cũng rất phiền phức. Chẳng giống như Tịnh Độ Tông là một câu Nam-mô A Di Đà Phật, quý vị thấy thuận tiện lắm, lúc nào cũng đều có thể niệm, niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm trong tâm đều được, đó là một phương pháp thuận tiện nhất, học dễ dàng nhất, thành tựu cao nhất. Niệm thì chư vị phải ghi nhớ, phải dùng một câu A Di Đà Phật này để thay thế tất cả hết thảy vọng niệm của chúng ta. Mục tiêu thật sự của niệm Phật ở chỗ này. Không niệm Phật liền suy nghĩ loạn xạ. Ta thay thế những ý niệm tạp loạn bằng một câu Phật hiệu, đó là niệm Phật. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, chẳng có vọng niệm khác. Vọng niệm khác mới dấy lên, bất luận là thiện niệm hay ác niệm, chẳng sao cả, đều chẳng cần quan tâm đến nó, ngay lập tức đổi thành A Di Đà Phật, khéo là khéo ở chỗ này! Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật như thế nào? Niệm Phật thành Phật, chính Ngài nói như thế, hoàn toàn tương ứng với đạo lý như trong Giáo Hạ đã nói. “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Tâm ta muốn thấy Phật, bèn thành Phật. Trong tâm muốn thành Bồ Tát bèn thành Bồ Tát. Trong tâm mỗi ngày mong phát tài, không tốt! Vì sao? Quả báo của tâm niệm mong phát tài là ngạ quỷ đạo. Tham tài là tâm tham, tâm tham đọa ngạ quỷ, sân khuể đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh. Quý vị thấy đó là chánh báo của chúng ta, đó là Tam Độc phiền não. Nếu chúng ta niệm niệm ứng với Tam Độc, tương ứng với tham, sân, si, tiền đồ của quý vị là một bầu hắc ám, đi vào trong tam ác đạo. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta phương pháp này mầu nhiệm lắm, bất luận là tham niệm, sân niệm, hay si niệm, hễ niệm vừa dấy lên bèn A Di Đà Phật. Niệm đến mức chẳng dấy niệm vẫn là A Di Đà Phật. Trong tâm trừ A Di Đà Phật ra, điều gì cũng đều chẳng có, quý vị bèn thành công, đắc Niệm Phật tam-muội. Đắc Niệm Phật tam-muội, há lẽ đâu chẳng vãng sanh!
Người bình thường chẳng niệm Phật, hoặc công phu niệm Phật rất kém, kém là sao? Xen tạp quá nhiều! Trong Phật hiệu, xen tạp rất nhiều vọng tưởng tạp niệm, cuối cùng gặp thiện duyên thù thắng, vẫn có thể vãng sanh. Có những người thấy vậy, cảm thấy dường như rất thiếu công bằng! Tôi dụng công hơn kẻ ấy, niệm Phật hằng ngày, suốt đời chẳng thiếu công khóa sáng tối, vì sao tôi chẳng vãng sanh? Vì sao kẻ ấy có thể vãng sanh? Phải hiểu đạo lý này. Phàm phu chúng ta chỉ biết một đời này, chẳng biết đời quá khứ; người vãng sanh ấy có thể là đời này chẳng siêng năng như vậy, nhưng đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã tích lũy thiện căn sâu dầy, nên lúc lâm chung mới gặp thiện duyên, một niệm cuối cùng thanh tịnh. Thật sự có thể vãng sanh hay không là do một niệm cuối cùng. Trong khoảng một niệm, niệm cuối cùng khi quý vị tắt hơi là A Di Đà Phật, chắc chắn vãng sanh! Kinh đã giảng chuyện này rõ ràng, nguyện thứ mười tám, “lúc lâm chung, một niệm hay mười niệm quyết định được vãng sanh”, đó là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Vì thế, ai may mắn dường ấy? Lúc lâm chung, gặp gỡ thiện duyên ấy? Rất khó! Quá khó khăn, còn khó hơn mua vé số trúng giải đặc biệt! Do vậy, trong lúc thường ngày, chúng ta vẫn phải cố gắng, chăm chút vun bồi, để đến lúc lâm chung, thật sự nắm chắc. Mấu chốt đều là lúc thường ngày có thể buông xuống, điều này rất quan trọng! Nếu bình thường chẳng thể buông xuống được, đó là chướng ngại lớn nhất của chúng ta. Bình thường điều gì cũng đều phải xem nhẹ, thật sự có thể làm giống như cổ nhân đã nói: “Chẳng tranh với người, không cầu nơi đời”, đó là tốt đẹp. Suốt đời tùy duyên sống qua ngày, chẳng có gì không tốt đẹp, dưỡng thành thái độ không có gì chẳng hoan hỷ, chúng ta mới nắm chắc vãng sanh! Đối với hết thảy người, sự, vật trong thế gian này, chúng ta tôn trọng, lễ kính, quyết định chẳng tham luyến, quyết định chẳng oán hận. Tu gì? Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, chứ giác rất khó! Chỉ cần tu hai thứ này, quyết định được vãng sanh! Vĩnh viễn giữ gìn sự thanh tịnh và bình đẳng của chính mình, đó là gì? Đó là công đức.
Tập 128
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đại đa số là học Giáo, căn tánh của chúng ta trong xã hội hiện tại cũng là như thế. Còn có những người đối với họ, Giáo quá rắc rối, quá nhiều, nên cổ nhân có tỷ dụ “vào biển đếm cát”, quá phiền phức, có thể đơn giản hơn hay không? Đơn giản hơn một chút là Tịnh Độ, Mật và Tịnh Độ tương đối đơn giản đôi chút. Mật và Tịnh Độ đều tu nhất tâm bất loạn. Chúng ta nói tới Giác, Chánh, Tịnh, thì chỉ có Thiền Tông là giảng về Giác, tức giác ngộ, Giáo Hạ giảng về Chánh, tức chánh tri chánh kiến, Tịnh Độ và Mật giảng Tịnh, tu tâm thanh tịnh.
Nhưng Tịnh Độ Tông còn thù thắng, còn thuận tiện hơn Mật Tông. Nghi quỹ của Mật Tông quá nhiều, học cũng rất phiền phức. Chẳng giống như Tịnh Độ Tông là một câu Nam-mô A Di Đà Phật, quý vị thấy thuận tiện lắm, lúc nào cũng đều có thể niệm, niệm lớn tiếng, niệm nhỏ tiếng, hoặc niệm thầm trong tâm đều được, đó là một phương pháp thuận tiện nhất, học dễ dàng nhất, thành tựu cao nhất. Niệm thì chư vị phải ghi nhớ, phải dùng một câu A Di Đà Phật này để thay thế tất cả hết thảy vọng niệm của chúng ta. Mục tiêu thật sự của niệm Phật ở chỗ này. Không niệm Phật liền suy nghĩ loạn xạ. Ta thay thế những ý niệm tạp loạn bằng một câu Phật hiệu, đó là niệm Phật. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, chẳng có vọng niệm khác. Vọng niệm khác mới dấy lên, bất luận là thiện niệm hay ác niệm, chẳng sao cả, đều chẳng cần quan tâm đến nó, ngay lập tức đổi thành A Di Đà Phật, khéo là khéo ở chỗ này! Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật như thế nào? Niệm Phật thành Phật, chính Ngài nói như thế, hoàn toàn tương ứng với đạo lý như trong Giáo Hạ đã nói. “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Tâm ta muốn thấy Phật, bèn thành Phật. Trong tâm muốn thành Bồ Tát bèn thành Bồ Tát. Trong tâm mỗi ngày mong phát tài, không tốt! Vì sao? Quả báo của tâm niệm mong phát tài là ngạ quỷ đạo. Tham tài là tâm tham, tâm tham đọa ngạ quỷ, sân khuể đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh. Quý vị thấy đó là chánh báo của chúng ta, đó là Tam Độc phiền não. Nếu chúng ta niệm niệm ứng với Tam Độc, tương ứng với tham, sân, si, tiền đồ của quý vị là một bầu hắc ám, đi vào trong tam ác đạo. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta phương pháp này mầu nhiệm lắm, bất luận là tham niệm, sân niệm, hay si niệm, hễ niệm vừa dấy lên bèn A Di Đà Phật. Niệm đến mức chẳng dấy niệm vẫn là A Di Đà Phật. Trong tâm trừ A Di Đà Phật ra, điều gì cũng đều chẳng có, quý vị bèn thành công, đắc Niệm Phật tam-muội. Đắc Niệm Phật tam-muội, há lẽ đâu chẳng vãng sanh!
Người bình thường chẳng niệm Phật, hoặc công phu niệm Phật rất kém, kém là sao? Xen tạp quá nhiều! Trong Phật hiệu, xen tạp rất nhiều vọng tưởng tạp niệm, cuối cùng gặp thiện duyên thù thắng, vẫn có thể vãng sanh. Có những người thấy vậy, cảm thấy dường như rất thiếu công bằng! Tôi dụng công hơn kẻ ấy, niệm Phật hằng ngày, suốt đời chẳng thiếu công khóa sáng tối, vì sao tôi chẳng vãng sanh? Vì sao kẻ ấy có thể vãng sanh? Phải hiểu đạo lý này. Phàm phu chúng ta chỉ biết một đời này, chẳng biết đời quá khứ; người vãng sanh ấy có thể là đời này chẳng siêng năng như vậy, nhưng đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã tích lũy thiện căn sâu dầy, nên lúc lâm chung mới gặp thiện duyên, một niệm cuối cùng thanh tịnh. Thật sự có thể vãng sanh hay không là do một niệm cuối cùng. Trong khoảng một niệm, niệm cuối cùng khi quý vị tắt hơi là A Di Đà Phật, chắc chắn vãng sanh! Kinh đã giảng chuyện này rõ ràng, nguyện thứ mười tám, “lúc lâm chung, một niệm hay mười niệm quyết định được vãng sanh”, đó là bổn nguyện của A Di Đà Phật. Vì thế, ai may mắn dường ấy? Lúc lâm chung, gặp gỡ thiện duyên ấy? Rất khó! Quá khó khăn, còn khó hơn mua vé số trúng giải đặc biệt! Do vậy, trong lúc thường ngày, chúng ta vẫn phải cố gắng, chăm chút vun bồi, để đến lúc lâm chung, thật sự nắm chắc. Mấu chốt đều là lúc thường ngày có thể buông xuống, điều này rất quan trọng! Nếu bình thường chẳng thể buông xuống được, đó là chướng ngại lớn nhất của chúng ta. Bình thường điều gì cũng đều phải xem nhẹ, thật sự có thể làm giống như cổ nhân đã nói: “Chẳng tranh với người, không cầu nơi đời”, đó là tốt đẹp. Suốt đời tùy duyên sống qua ngày, chẳng có gì không tốt đẹp, dưỡng thành thái độ không có gì chẳng hoan hỷ, chúng ta mới nắm chắc vãng sanh! Đối với hết thảy người, sự, vật trong thế gian này, chúng ta tôn trọng, lễ kính, quyết định chẳng tham luyến, quyết định chẳng oán hận. Tu gì? Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, chứ giác rất khó! Chỉ cần tu hai thứ này, quyết định được vãng sanh! Vĩnh viễn giữ gìn sự thanh tịnh và bình đẳng của chính mình, đó là gì? Đó là công đức.
- Category
- Giảng Pháp
Comments