Điều kiện cơ bản vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc là tâm tịnh tức cõi Phật tịnh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 569
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Ngày nay người có thể nghe, có thể tin pháp môn vi diệu của Tịnh độ tông, đều do trong đời quá khứ từng cúng dường Chư Phật, rộng tu các điều thiện, nhớ Phật niệm Phật. Do đó mới được oai lực của chư Phật gia trì, nên ngày nay mới đạt được pháp môn rộng lớn như vậy”. Không đơn giản!
Trong đời này chúng ta được thân người, nghe Phật pháp, gặp bộ kinh này, nên biết rằng, biết bao Bồ Tát hâm mộ! Biết bao Thanh văn, Duyên giác ước muốn, họ cũng có nhân duyên này, nhưng không gặp được, vì sao vậy? Thiện căn phước đức không như nhau. Như trong Kinh Di Đà nói: “Không thể thiếu thiện thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về nước này”. Ngày nay chúng ta gặp được, chứng minh trong đời quá khứ ta đã cúng dường chư Phật. Thiện căn chúng ta sâu dày, phước đức chúng ta rộng lớn. Phước đức này không phải là giàu sang phú quý, giàu sang phú quý cũng vô dụng, vì sao vậy ? Không ra khỏi luân hồi lục đạo. Ngày nay giàu sang phú quý, quý vị thử hỏi xem, họ có phiền não chăng ? Đêm về ngủ không ngon, ngày nào cũng uống thuốc an thần, tôi từng gặp trường hợp này. Công việc họ lo lắng quá nhiều, việc phiền hà quá nhiều, họ không thể nghỉ ngơi được. Bởi vậy họ giàu mà không vui, người có tài sản ngàn ức mà không vui, quý mà không an vui. Làm đến Tổng thống, làm đến quốc vương, không vui. Tôi có nhân duyên tiếp xúc với họ, trái lại họ rất hâm mộ tôi, vì sao vậy ? Cuộc sống của tôi vô cùng an vui, không lo lắng, không vướng bận, không có gì cả, còn họ thì quá nhiều, quá nhiều như thế nào? Không buông được. Suy hơn tính thiệt, không được thì muốn đạt được, được rồi lại sợ mất đi. Quý vị nói, lo lắng nhiều thế, sống như vậy quả thật rất mệt !
Bởi thế chúng ta suy nghĩ, người thông minh nhất thế gian là Đức Thế Tôn, quả thật thông minh, vứt bỏ hết tất cả. Ba y một bát, ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây, được đại tự tại. Không có ưu tư, không vướng bận, không lo lắng. Gặp chúng sanh có duyên thì giúp họ, dạy họ, suốt đời chỉ làm một việc- dạy học, vô cùng an lạc. Vậy nên chúng ta có thể khẳng định, là thật, không phải giả. Trong đời quá khứ chúng ta có thiện căn sâu dày, nếu không chúng ta không thể có cơ duyên này.
Chư vị đồng học, bao gồm những người đang ngồi trước màn hình, trên mạng internet, hoặc là nghe được CD này, đều là đại thiện căn, đại phước đức, đại nhân duyên. Nếu không sao ta có thể nghe được!
Đời trước rộng tu các điều thiện, nhớ Phật niệm Phật, không phải đời này chúng ta mới bắt đầu niệm Phật. Vì sao trong đời quá khứ cúng dường Chư Phật, rộng tu các điều thiện, nhớ Phật niệm Phật mà không được vãng sanh ? Đây là một vấn đề vô cùng nghiêm túc, chúng ta phải cẩn thận, vì sao vậy ? Sợ đời này lại giống như đời quá khứ, lại không thể vãng sanh. Một niệm sau cùng khi lâm mạng chung, không phải A Di Đà Phật, không biết quý vị nghĩ đi đâu, mấu chốt chính là một niệm sau cùng. Một niệm sau cùng nếu nghĩ đến vợ chồng con cái, tình chấp này lập tức bị đọa lạc. Nghĩ đến của cải trong gia đình, không nỡ buông bỏ. Nghĩ đến địa vị của mình, địa vị cao như vậy, không đành buông bỏ. Luôn bị danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, vẫn còn có ý niệm tham luyến. Khi nào buông bỏ hết những ý niệm tham luyến này, tất cả đều không còn, sinh hoạt trong đời thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Có rất tốt, không có cũng rất tốt, tâm địa thanh tịnh, không hề bị quấy nhiễu, lúc nào cũng an vui, pháp hỷ sung mãn. Như vậy mới được, mới có thể vãng sanh. Công phu này phải bây giờ học, phải lưu ý, nghĩ rằng trong nhiều đời quá khứ tôi học Phật, chỉ một ý niệm sau cùng bị sai lạc, lại bị trôi lăn trong luân hồi. Đời này vì thiện căn phước đức trong quá khứ sâu dày, nên lại được gặp. Nếu gặp được, một niệm này lại sai lạc, như vậy thì tiếp tục trôi lăn thêm một đời nữa, đời sau lại đến. Điều này rất phiền phức, không thể nói chơi.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment