Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 46/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 46/51 [Diễn đọc]
-----

KHÔNG LUẬN LÀ XUẤT GIA HAY TẠI GIA, CHỈ CẦN BẠN QUY Y CỬA PHẬT THÌ BẠN ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ SỨ MẠNG LƯU THÔNG PHẬT PHÁP, NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀM HẾT SỨC MÌNH, ĐÓ MỚI THỰC SỰ LÀ ĐỆ TỬ CỦA PHẬT, TRUYỀN NHÂN CỦA CHƯ PHẬT NHƯ LAI.

Phẩm thứ mười một: Địa Thần Hộ Pháp; từ đây về sau là phần Lưu Thông của kinh. Phần Lưu Thông gồm có ba phần: Địa Thần Hộ Pháp lưu thông, Kiến Văn Lợi Ích lưu thông, Chúc Lụy Nhân Thiên lưu thông. Chúng ta coi kinh Địa Tạng chẳng dài lắm, từ xưa tới nay kinh này có khi in thành một quyển, có khi in thành hai quyển, ở đây được in thành ba quyển, kinh văn không dài lắm, nếu xét về tầm vóc thì kinh này có tầm vóc của một đại kinh. Phần đông kinh điển, kinh Đại Thừa cũng chẳng ngoại lệ, phần Lưu Thông chỉ có vài hàng mà thôi, phần Tựa cũng chỉ có vài hàng, chỉ có đại kinh thì phần Tựa, Chánh Tông, Lưu Thông đều khá phong phú. Phần Tựa của kinh này chiếm hết một phẩm Thần Thông trên cung trời Đao Lợi, phần Lưu Thông dài ba phẩm, đây là tầm vóc của đại kinh. Giống kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Thọ cũng vậy. Chúng ta coi tầm vóc của kinh liền biết, đó là những kinh luận quan trọng nhất trong Đại Thừa, có thể nói là Đại Thừa trong Đại Thừa, Nhất Thừa trong Nhất Thừa, đích thật là như vậy. Chữ Lưu (trong chữ Lưu Thông) có ý nghĩa của chữ “Nước”, nước luôn di chuyển, lưu chuyển ba đời, thông đạt mười phương.

Đức Phật dạy chúng ta, Phật pháp phải đem lợi ích rộng rãi cho hết thảy chúng sanh. Bất cứ một người nào, tứ chúng xuất gia và tại gia, chỉ cần bạn quy y Phật môn, làm đệ tử Phật, thì bạn đều có trách nhiệm và sứ mạng lưu thông Phật pháp. Do đó đức Phật trong phần cuối của một bộ kinh đều khuyên chúng ta phải lưu thông bộ kinh ấy, chấp trì và tiếp nối pháp môn, đây là đại từ đại bi, giúp Như Lai rộng độ chúng hữu tình. Nếu chúng ta không thể làm hết trách nhiệm này, cho dù chính mình tu rất tốt thì cũng có lỗi đối với Như Lai. Pháp thế gian coi trọng việc “bất hiếu gồm có ba chuyện, không có người tiếp nối là tội lớn nhất”, dù bản thân bạn rất hiếu dưỡng cha mẹ, nhưng bạn không có người nối dõi, chẳng có người tiếp tục hương hỏa, dòng dõi truyền tới đời bạn thì đứt mất, đó gọi là đại bất hiếu. Phật pháp cũng như vậy, tổ tổ tương truyền, truyền đến đời mình, mình tu cũng khá tốt, học cũng khá giỏi, nếu không thể truyền Phật pháp cho người khác, Phật pháp truyền đến mình thì bị đứt mất, dù có tu học tốt hơn nữa bạn cũng không thể thành Phật, cũng không thể vượt thoát luân hồi, tại sao vậy? Việc làm của bạn có lỗi đối với Phật, Bồ Tát, có lỗi đối với Tổ Sư đại đức, làm sao có thể nhẫn tâm truyền đến đời bạn bèn bị đứt mất? Nhất định phải truyền pháp, mỗi đời đều có người [kế thừa], làm cho Phật pháp thường trụ thế gian, chẳng đến nổi bị đứt mất, đây là ý nghĩa sâu xa của sự Lưu Thông, chúng ta phải hiểu như vậy.

Trong sự tu học Phật Pháp, chúng ta đã đọc trong kinh này, đã đọc phần Chánh Tông, công đức gì lớn nhất? Phước báo gì lớn nhất? Lưu Thông, phần trước đã nói với bạn, tu sửa tháp tự cũ, tu bổ kinh sách cũ đều thuộc về việc Lưu Thông [Phật pháp]. Thân hành, thân là gương cho người khác thấy, thì đó là dùng thân để lưu thông Phật pháp, làm cho người khác thấy, đó là thị hiện. Khẩu tuyên nói là lưu thông. Đừng sợ mệt, bạn hãy coi đức Phật Thích Ca cả đời thị hiện cho chúng ta coi, Ngài cũng thị hiện già, bệnh, nhưng già và bệnh chẳng gián đoạn sự giảng kinh thuyết pháp, người khác khuyên Ngài ngưng nghỉ, Ngài không ngưng nghỉ vì muốn đem lại lợi ích cho chúng sanh. Những sự thị hiện này đều là dạy chúng ta, đừng nghĩ là già, bệnh thì có thể nghỉ ngơi, có thể về hưu. Đến lúc lâm chung đức Phật Thích Ca còn giảng kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh này được Ngài giảng ba tháng trước khi lâm chung, đây là lời dạy sau cùng. Sau khi Ngài từ cõi trời Đao Lợi trở về, giảng kinh Đại Bát Niết Bàn trong một ngày một đêm rồi viên tịch. Ngài dạy chúng ta đến chết cũng không nghỉ ngơi, đây là tinh thần gì? Đức Phật làm gương cho chúng ta coi, không phải chỉ nói khơi khơi để khuyên chúng ta mà thôi, không phải vậy, Ngài làm gương thực sự, đây là điều chúng ta phải học, noi gương đức Phật Thích Ca, phải làm giống y hệt Ngài, làm việc hoằng pháp lợi sanh lưu thông Phật pháp mãi cho đến hơi thở cuối cùng, đó mới thực sự là đệ tử của Phật, truyền nhân của chư Phật Như Lai.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment