Có nhiều Bồ-tát, mong nghe kinh này mà không thể được. Không được sanh tâm thoái thất, cong quẹo...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 -Giảng lần thứ 4
TẬP - 481 - 380
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.


“Thiết nhập đại hỏa”(giả sử vào trong lửa lớn). Đây là ví dụ.“bất ưng nghi hối”(không nên nghi ngờ hối hận).“Thiết nhập đại hỏa. Thiết giả giả thiết, cái vị thảng nhân cầu pháp, thân nhập đại hỏa. Diệc bất ưng nghi hối ” (thiết nhập đại hỏa. Thiết là giả thiết, ý nói giả sử vì cầu pháp, mà thân vào lửa lớn, cũng không nghi ngờ hối hận). Cũng không nghi ngờ, cũng chẳng hối hận. Việc này khó! Trong Chú Giải của Niệm lão có. Chúng ta xem chú giải, xem câu tiếp theo đây, “Đương như Di Đà nhân địa túng sử thân chỉ chư khổ trung, như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”(Nên giống như đức Di Đà khi còn ở nhân địa: cho dù thân ở trong các khổ, nhưng tâm nguyện như thế vẫn không thoái chuyển). Vậy mới là tin sâu, vậy mới là nguyện thiết. Đầy đủ tin sâu nguyện thiết, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta: Thì quý vị đã có phần ở Thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Bởi tiếp theo chỉ cần chịu niệm Phật thì quý vị vãng sanh. Cho nên tin sâu nguyện thiết là đại Bồ-đề tâm, là Vô thượng Bồ-đề tâm. Thế giới Tây Phương Cực Lạc A Di Đà Phật là cần những người như vậy. Nói tỉ mỉ về tin sâu nguyện thuyết chính là bộ kinh này, từ đầu đến cuối bộ kinh này chính là giảng, cho chúng ta tin sâu không nghi, nguyện thiết vãng sanh, nguyện vọng vô cùng khẩn thiết cầu sanh Tịnh-độ. Vì vậy câu phía sau này hay, “Thỉ thị thâm tín thiết nguyện dã”(thì mới là tin sâu nguyện thiết). Lại xem kinh văn tiếp theo:
。“Hà dĩ cố. Bỉ vô lượng ức chư Bồ-tát đẳng, giai tất cầu thử vi diệu Pháp môn, tôn trọng thính văn, bất sanh vi bối”(Vì cớ sao? Vô lượng ức chư Bồ-tát ấy vân vân, tất cả đều cầu Pháp môn vi diệu này, tôn trọng lắng nghe, không sanh chống trái). Đây là giả sử một vấn đề. Có người đến hỏi: vì sao vậy? Vì sao phải tin tưởng Thế giới Cực Lạc? Vì sao phải nguyện sanh Tịnh-độ? Ở đây đức Thế Tôn trả lời cho chúng ta. “bỉ”(chữ bỉ), đã nói ở trước, là “Vô lượng ức chư Bồ-tát” ở mười phương thế giới. Đơn vị là ức, chữ “ức” ở trước không phải là vài ức, mấy mươi ức, trăm ức, vạn ức, không phải! Mà là vô lượng ức. Là người như thế nào? “Chư Bồ-tát đẳng”(Chư Bồ-tát vân vân). Chẳng thể không biết điều này. Những vị Bồ-tát ấy, tất cả đều “cầu thử vi diệu Pháp môn”(cầu Pháp môn vi diệu này). Không có duyên phần: thì cầu không được. Không có duyên phần thì ngay trước mặt mà lại bỏ qua. Cho nên thật sự có thể tin, nguyện cầu Tây Phương, thì không phải là người thường. Họ là trong đời quá khứ, trong vô lượng kiếp, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Họ có thiện căn sâu dày như vậy, đời này gặp được Phật pháp thì họ liền tin tưởng, gặp được Phật pháp thì họ liền có thể phát tâm. Chúng ta còn kém một đoạn so với họ.
Có những người như vậy không? Có. Đồng học Tịnh-tông niệm Phật vãng sanh thường thường nghe nói. Trước khi tôi đi Vương quốc Anh lần này, cũng nghe nói ở Sơn Đông có một Cư sĩ, đứng mà vãng sanh. Tôi còn xem được hình ảnh của cô ấy. Người đang đứng tại đó nhưng ra đi rồi. Đó cũng là biểu diễn cho chúng ta thấy. Thật sự đầy đủ tin sâu nguyện thiết, niệm Phật vãng sanh. Đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết trước lúc đi, có người cũng nói cho quý vị là mấy giờ mấy phút.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment