Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 175
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chúng ta biết có rất nhiều thanh niên muốn học Phật pháp, hy vọng mình giống như Bồ Tát, gánh vác việc cứu tế giúp đỡ chúng sanh, muốn học kinh giáo nhưng không có cơ hội. Đây là gì? Đây là chính mình không đủ phước báo.
Trong quá khứ tôi từng có ba lần nhân duyên như thế, nhưng phước báo không đủ, đều không làm thành công. Bây giờ tuổi tác đã lớn, còn phước báo này chăng? Tôi nghĩ không có. Người thật sư muốn học Phật, hiện nay mạng internet, vệ tinh, những công cụ này rất tiện lợi. Bất luận xa đến đâu, không có gì không đến được. Chúng ta lợi dụng công cụ này cùng nhau học tập, chỉ cần ta có thể làm được: Thật thà, nghe lời, thực hành, chắc chắn thành tựu.
Cư sĩ Lưu Tố Vân là một tấm gương điển hình, nếu thật sự hiểu đạo lý tinh tấn, chúng ta chỉ thâm nhập một môn, ta chỉ học một bộ kinh, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật. Tôi nỗ lực như vậy suốt mười năm, không trở ngại công việc. Công việc vẫn làm như thường, khi công việc vừa xong, lập tức niệm Phật. Mỗi ngày ít nhất nghe kinh hai ba tiếng, điều này quan trọng vô cùng. Không có thời gian thì buổi sáng thức dậy sớm hơn một chút, buổi tối ngủ trễ một chút. Một ngày duy trì nghe kinh bốn tiếng, mười năm không gián đoạn, không có ai không thành công. Mỗi ngày nghe kinh không dưới bốn tiếng, chỉ nghe một bộ kiên trì không thay đổi, vì sao thế? Vì nghe một bộ có thể được định, nghe nhiều thứ khó đạt định. Định không có thì trí tuệ cũng không có, như vậy rất khó, tâm sẽ loạn. Tập trung vào một bộ là ở trong định, không hề thay đổi. Cho nên phải thực tế, không được tham nhiều. Mười năm khai ngộ, sau khi khai ngộ hết thảy kinh luận vừa tiếp xúc là thông đạt, lợi ích này rất lớn. Nếu muốn học, mỗi năm học một bộ kinh, mười năm học mười bộ, mười bộ đều rất bình thường, không có gì kiệt xuất. Nếu mười năm học một bộ, thì cả mười bộ đều thông suốt, mỗi bộ đều kiệt xuất, đều thông đạt. Nếu hiểu được đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, quý vị sẽ cúi lạy trước cổ nhân, không thể không khâm phục. Phương pháp của họ quả thật quá tuyệt diệu, ngày nay phương pháp luận gì đó của khoa học không cách nào sánh được với họ. Phương pháp của cổ nhân là khai phát trí tuệ bát nhã trong tự tánh của chúng ta, khai phát đức năng tướng hảo của tự tánh chúng ta.
Kinh nghiệm của mấy nghìn năm chúng ta không tin, đi tin tưởng người bây giờ, người phương tây làm những điều này, học theo rất nhiều thứ. Học suốt đời, rất vất vả nhưng không có việc gì tốt đẹp, như vậy là sai. Như lời cổ nhân nói: “Không nghe lời người đi trước, thiệt thòi ngay trước mắt”. Đợi đến khi quý vị giác ngộ, quý vị hối hận không kịp, vì sao vậy? Vì thời gian đã qua đi, tuổi tác quá lớn không đủ sức để hành trì. Cố gắng định tâm, mười năm tập trung vào vột pháp môn. Quý vị xem người ta cầu vãng sanh Tịnh độ, cầu làm Phật, chỉ cần ba năm.
Nói với quý vị về hai trường hợp này, bà cụ ở làng Tướng Quân, không ai coi trọng bà, ai coi trong người thợ hàn, nhưng đều ba năm thành tựu. Họ như thế nào? Họ không có kinh điển, chỉ niệm rốt ráo một câu Phật hiệu, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ sáu chữ này là đủ. Ba năm họ đi làm Phật, ai sánh được với họ!
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chúng ta biết có rất nhiều thanh niên muốn học Phật pháp, hy vọng mình giống như Bồ Tát, gánh vác việc cứu tế giúp đỡ chúng sanh, muốn học kinh giáo nhưng không có cơ hội. Đây là gì? Đây là chính mình không đủ phước báo.
Trong quá khứ tôi từng có ba lần nhân duyên như thế, nhưng phước báo không đủ, đều không làm thành công. Bây giờ tuổi tác đã lớn, còn phước báo này chăng? Tôi nghĩ không có. Người thật sư muốn học Phật, hiện nay mạng internet, vệ tinh, những công cụ này rất tiện lợi. Bất luận xa đến đâu, không có gì không đến được. Chúng ta lợi dụng công cụ này cùng nhau học tập, chỉ cần ta có thể làm được: Thật thà, nghe lời, thực hành, chắc chắn thành tựu.
Cư sĩ Lưu Tố Vân là một tấm gương điển hình, nếu thật sự hiểu đạo lý tinh tấn, chúng ta chỉ thâm nhập một môn, ta chỉ học một bộ kinh, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật. Tôi nỗ lực như vậy suốt mười năm, không trở ngại công việc. Công việc vẫn làm như thường, khi công việc vừa xong, lập tức niệm Phật. Mỗi ngày ít nhất nghe kinh hai ba tiếng, điều này quan trọng vô cùng. Không có thời gian thì buổi sáng thức dậy sớm hơn một chút, buổi tối ngủ trễ một chút. Một ngày duy trì nghe kinh bốn tiếng, mười năm không gián đoạn, không có ai không thành công. Mỗi ngày nghe kinh không dưới bốn tiếng, chỉ nghe một bộ kiên trì không thay đổi, vì sao thế? Vì nghe một bộ có thể được định, nghe nhiều thứ khó đạt định. Định không có thì trí tuệ cũng không có, như vậy rất khó, tâm sẽ loạn. Tập trung vào một bộ là ở trong định, không hề thay đổi. Cho nên phải thực tế, không được tham nhiều. Mười năm khai ngộ, sau khi khai ngộ hết thảy kinh luận vừa tiếp xúc là thông đạt, lợi ích này rất lớn. Nếu muốn học, mỗi năm học một bộ kinh, mười năm học mười bộ, mười bộ đều rất bình thường, không có gì kiệt xuất. Nếu mười năm học một bộ, thì cả mười bộ đều thông suốt, mỗi bộ đều kiệt xuất, đều thông đạt. Nếu hiểu được đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, quý vị sẽ cúi lạy trước cổ nhân, không thể không khâm phục. Phương pháp của họ quả thật quá tuyệt diệu, ngày nay phương pháp luận gì đó của khoa học không cách nào sánh được với họ. Phương pháp của cổ nhân là khai phát trí tuệ bát nhã trong tự tánh của chúng ta, khai phát đức năng tướng hảo của tự tánh chúng ta.
Kinh nghiệm của mấy nghìn năm chúng ta không tin, đi tin tưởng người bây giờ, người phương tây làm những điều này, học theo rất nhiều thứ. Học suốt đời, rất vất vả nhưng không có việc gì tốt đẹp, như vậy là sai. Như lời cổ nhân nói: “Không nghe lời người đi trước, thiệt thòi ngay trước mắt”. Đợi đến khi quý vị giác ngộ, quý vị hối hận không kịp, vì sao vậy? Vì thời gian đã qua đi, tuổi tác quá lớn không đủ sức để hành trì. Cố gắng định tâm, mười năm tập trung vào vột pháp môn. Quý vị xem người ta cầu vãng sanh Tịnh độ, cầu làm Phật, chỉ cần ba năm.
Nói với quý vị về hai trường hợp này, bà cụ ở làng Tướng Quân, không ai coi trọng bà, ai coi trong người thợ hàn, nhưng đều ba năm thành tựu. Họ như thế nào? Họ không có kinh điển, chỉ niệm rốt ráo một câu Phật hiệu, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ sáu chữ này là đủ. Ba năm họ đi làm Phật, ai sánh được với họ!
- Category
- Giảng Pháp
Comments