http://hoclamnguoi.edu.vn/project-post/chia-se-thai-thuong-cam-ung-thien-tap-21-thay-thai-le-huc/
Giáo huấn của sư phụ cũng là giới. Nếu ý niệm của chúng ta trái nghịch lời sư phụ dạy thì là không giữ giới luật của đệ tử. Tại sao trong quá trình tu đạo, khi bắt đầu, điều quan trọng nhất là buông xuống tà tri tà kiến, tư tưởng sai lầm của chính mình? Vì không buông bỏ thì không có chỗ chứa đựng. Có một vị thiền sư rất có tu dưỡng, có một vị cư sĩ đã đến thỉnh giáo thiền sư. Thiền sư mời ông ngồi xuống, rót trà cho ông, kết quả là cứ rót cứ rót, và bị tràn ra ngoài. Vị cư sĩ này lập tức căng thẳng: “Tràn ra ngoài rồi, tràn ra ngoài rồi, đừng rót nữa!” Thiền sư nói: “Tràn ra ngoài rồi thì không rót vô được nữa”. Cho nên Liễu Phàm Tứ Huấn nói: “Khiêm tắc thọ giáo hữu địa”, khiêm tốn mới có thể thọ giáo. Cảm thấy mình có cái gì đó rồi là bắt đầu tự mãn, giáo huấn của thiện tri thức không thấm vào được.
Quý vị nói: “Tôi rất nghe lời của sư phụ”. Nghe lời của sư phụ không phải là nói trên miệng, nói không tính mà phải nhìn vào thực chất. Chúng ta bình thường nói chuyện với người khác, trong mười câu thì có mấy câu là lời của sư phụ dạy? Nếu như một câu cũng không có mà nói là nghe lời của sư phụ thì chắc chắn là gạt người. Chứa đựng trong đầu đều là giáo huấn của sư phụ thì nói ra chắc chắn câu nào cũng là giáo huấn của sư phụ, cũng là giáo huấn của Đức Phật. Nếu như nói mười câu có chín câu là sự suy nghĩ, cách nhìn của chính mình thì đó là học theo chính mình, tuyệt đối không phải học theo sư phụ, cũng không phải học theo Phật Bồ-tát. Cho nên sự “cụ túc chúng giới” này, trước tiên phải nghe lời thì mới là trì giới.
Chúng ta nghĩ thử xem, hai ba đời trở lại đây chúng ta căn cơ mỏng cạn. Căn cơ cạn mà còn không chịu khiêm tốn thọ giáo thì thật sự là “không đỡ A Đẩu dậy được”. Người thế gian nói “đáng để kiêu ngạo” thì họ còn có thứ gì đó trưng ra để có thể cảm thấy hình như lợi hại hơn người ta. Chúng ta bây giờ không có gì để trưng ra mà còn kiêu ngạo thì nên gọi là gì? Đó không gọi là “đáng để kiêu ngạo”, mà là “tự ti mà kiêu ngạo”, bởi vì tự ti sợ người ta xem thường nên tát cho sưng má để giả làm người mập (phùng má giả làm người mập). Cho nên người luôn luôn ngạo mạn thì trong tâm đều luôn tự ti. Người không tự ti thì không ngạo mạn, không thấp không cao, người không tự ti thì tâm lý lành mạnh, tại sao họ không ngạo mạn? Vì họ tin tưởng bản thân có tánh đức, họ dụng tâm thành tựu tánh đức của chính mình, họ có lòng tự tin, họ không tự ti. Họ cũng tin tưởng người khác có tánh đức, họ cũng tôn trọng người khác, họ cũng dốc sức giúp đỡ người khác khôi phục tánh đức. Đây là người có tâm lý lành mạnh.
Khi Sư phụ bái thầy giáo Lý Bỉnh Nam làm thầy, trước đó ngài đã theo học rất nhiều năm với giáo sư Phương Đông Mỹ, với Đại sư Chương Gia. Đại sư Chương Gia hồi đó là cao tăng Đài Loan, học với ngài không đơn giản, hơn nữa là cùng hai vị đại thiện tri thức này là một người dạy cho một người. Lúc đó ngài học với thầy Lý Bỉnh Nam, thầy Lý nói phải giữ ba điều kiện, trong đó có một điều là những điều đã học trước đây tất thảy không được thừa nhận. Sư phụ liền chấp nhận. Chúng ta đều không có những căn cơ này, vẫn cứ không nỡ buông xuống những suy nghĩ, cách nhìn của chính mình thì đời này muốn đắc lực (được lợi ích) cũng không dễ dàng. Cho nên sự “thọ trì tam quy” này, trước hết phải buông xuống tri kiến sai lầm của mình, kì vọng chính mình khởi tâm động niệm đều phải tương ứng với kinh điển, với giáo huấn của sư phụ. Thật sự làm được như vậy rồi thì phiền não tự nhiên sẽ không còn, những thứ khởi lên đều là chánh niệm. Tà niệm mới có phiền não, chánh niệm thì pháp hỉ sung mãn. “Bất phạm oai nghi”, sư phụ thường khích lệ chúng ta, cái “oai nghi” này tức là luôn luôn làm gương tốt cho chúng sanh, “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, điều này tức là “không phạm oai nghi”.
Giáo huấn của sư phụ cũng là giới. Nếu ý niệm của chúng ta trái nghịch lời sư phụ dạy thì là không giữ giới luật của đệ tử. Tại sao trong quá trình tu đạo, khi bắt đầu, điều quan trọng nhất là buông xuống tà tri tà kiến, tư tưởng sai lầm của chính mình? Vì không buông bỏ thì không có chỗ chứa đựng. Có một vị thiền sư rất có tu dưỡng, có một vị cư sĩ đã đến thỉnh giáo thiền sư. Thiền sư mời ông ngồi xuống, rót trà cho ông, kết quả là cứ rót cứ rót, và bị tràn ra ngoài. Vị cư sĩ này lập tức căng thẳng: “Tràn ra ngoài rồi, tràn ra ngoài rồi, đừng rót nữa!” Thiền sư nói: “Tràn ra ngoài rồi thì không rót vô được nữa”. Cho nên Liễu Phàm Tứ Huấn nói: “Khiêm tắc thọ giáo hữu địa”, khiêm tốn mới có thể thọ giáo. Cảm thấy mình có cái gì đó rồi là bắt đầu tự mãn, giáo huấn của thiện tri thức không thấm vào được.
Quý vị nói: “Tôi rất nghe lời của sư phụ”. Nghe lời của sư phụ không phải là nói trên miệng, nói không tính mà phải nhìn vào thực chất. Chúng ta bình thường nói chuyện với người khác, trong mười câu thì có mấy câu là lời của sư phụ dạy? Nếu như một câu cũng không có mà nói là nghe lời của sư phụ thì chắc chắn là gạt người. Chứa đựng trong đầu đều là giáo huấn của sư phụ thì nói ra chắc chắn câu nào cũng là giáo huấn của sư phụ, cũng là giáo huấn của Đức Phật. Nếu như nói mười câu có chín câu là sự suy nghĩ, cách nhìn của chính mình thì đó là học theo chính mình, tuyệt đối không phải học theo sư phụ, cũng không phải học theo Phật Bồ-tát. Cho nên sự “cụ túc chúng giới” này, trước tiên phải nghe lời thì mới là trì giới.
Chúng ta nghĩ thử xem, hai ba đời trở lại đây chúng ta căn cơ mỏng cạn. Căn cơ cạn mà còn không chịu khiêm tốn thọ giáo thì thật sự là “không đỡ A Đẩu dậy được”. Người thế gian nói “đáng để kiêu ngạo” thì họ còn có thứ gì đó trưng ra để có thể cảm thấy hình như lợi hại hơn người ta. Chúng ta bây giờ không có gì để trưng ra mà còn kiêu ngạo thì nên gọi là gì? Đó không gọi là “đáng để kiêu ngạo”, mà là “tự ti mà kiêu ngạo”, bởi vì tự ti sợ người ta xem thường nên tát cho sưng má để giả làm người mập (phùng má giả làm người mập). Cho nên người luôn luôn ngạo mạn thì trong tâm đều luôn tự ti. Người không tự ti thì không ngạo mạn, không thấp không cao, người không tự ti thì tâm lý lành mạnh, tại sao họ không ngạo mạn? Vì họ tin tưởng bản thân có tánh đức, họ dụng tâm thành tựu tánh đức của chính mình, họ có lòng tự tin, họ không tự ti. Họ cũng tin tưởng người khác có tánh đức, họ cũng tôn trọng người khác, họ cũng dốc sức giúp đỡ người khác khôi phục tánh đức. Đây là người có tâm lý lành mạnh.
Khi Sư phụ bái thầy giáo Lý Bỉnh Nam làm thầy, trước đó ngài đã theo học rất nhiều năm với giáo sư Phương Đông Mỹ, với Đại sư Chương Gia. Đại sư Chương Gia hồi đó là cao tăng Đài Loan, học với ngài không đơn giản, hơn nữa là cùng hai vị đại thiện tri thức này là một người dạy cho một người. Lúc đó ngài học với thầy Lý Bỉnh Nam, thầy Lý nói phải giữ ba điều kiện, trong đó có một điều là những điều đã học trước đây tất thảy không được thừa nhận. Sư phụ liền chấp nhận. Chúng ta đều không có những căn cơ này, vẫn cứ không nỡ buông xuống những suy nghĩ, cách nhìn của chính mình thì đời này muốn đắc lực (được lợi ích) cũng không dễ dàng. Cho nên sự “thọ trì tam quy” này, trước hết phải buông xuống tri kiến sai lầm của mình, kì vọng chính mình khởi tâm động niệm đều phải tương ứng với kinh điển, với giáo huấn của sư phụ. Thật sự làm được như vậy rồi thì phiền não tự nhiên sẽ không còn, những thứ khởi lên đều là chánh niệm. Tà niệm mới có phiền não, chánh niệm thì pháp hỉ sung mãn. “Bất phạm oai nghi”, sư phụ thường khích lệ chúng ta, cái “oai nghi” này tức là luôn luôn làm gương tốt cho chúng sanh, “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, điều này tức là “không phạm oai nghi”.
- Category
- Giảng Pháp
Comments