Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 533
Thời đại thay đổi thì cuộc sống của chúng ta cũng thay đổi theo, nên lễ_Pháp luật phải thường xuyên sửa đổi. Phật không thể sửa đổi, giới luật của Phật sửa đổi là không thể ra khỏi luân hồi, nó là pháp xuất luân hồi. Quý vị chỉnh sửa, thay đổi nó, sẽ không ra khỏi luân hồi được. Tôi nghĩ thông suốt đạo lý này, nhất định là ý này, nên đã tiếp nhận giới luật, sửa đổi quan niệm sai lầm trước đây.
Nên lúc đó tôi nghĩ, đại sư Chương Gia viên tịch là vì tôi, nếu ngài không viên tịch, chắc tôi vĩnh viễn không cố gắng suy nghĩ câu nói của ngài có thâm ý gì. Hay nói cách khác, căn bản học Phật của tôi sẽ không vững vàng, quan niệm sai lầm này quá nghiêm trọng. Ngài ra đi khiến tôi siêng năng phản tỉnh, ba năm ngài dạy tôi điều gì, tôi học được những gì. Khi nghĩ như vậy, câu “Giới luật rất quan trọng” này là điều lớn nhất trong việc học Phật. Đây là nền móng, nếu sơ suất điều này, những gì chúng ta học suốt đời là học Phật, không phải Phật học, quan trọng biết bao. Bởi vậy Sư trú thế là dạy chúng sanh, sư viên tịch vẫn là dạy chúng sanh, sư không làm như thế chúng tôi không tỉnh ngộ được, nên chúng tôi rất cảm ân thầy. Nhất định không được sơ suất.
Những năm gần đây tôi đi khắp thế giới, thấy những đồng tu của Phật giáo, bất luận là tại gia hay xuất gia, thành tựu đều không hơn cổ nhân. Đừng nói là cổ nhân, trước một đời cũng không thể sánh bằng, chúng ta có thể sánh với hòa thượng Đế Nhàn chăng? Có thể sánh với tổ sư Ấn Quang chăng? Có thể sánh với hòa thượng Hư Vân ư? Như hòa thượng Hư Vân chúng ta không sánh bằng ngài! Vì sao không sánh bằng, phải chăng là trình độ thông minh chúng ta không bằng họ? Tuyệt đối không phải. Thiện căn, phước đức, thông minh tài trí tuyệt đối không thua họ, nhưng vì sao suốt đời không thể thành tựu? Vì đã sơ suất đối với giới luật. Tuy chúng ta nổ lực nhưng không có nền móng, còn các ngài có nền móng vững chắc, chúng ta thì không có. Tôi phát hiện vấn đề này, nên mười mấy năm gần đây đi khắp nơi khuyên mọi người giữ vững ba nền móng, người xuất gia giữ bốn nền móng. Tôi đã tìm ra nguyên nhân của bệnh, làm sao để đối trị? Đó chính là phải coi trọng giới luật, phải hành trì! Giới luật không phải để đọc, không phải để nói, mà để làm theo. Chỉ cần cắm vững ba nền móng căn bản này, sẽ có cảm ứng đạo giao. Tuổi đã lớn, học không kịp nữa, nên dùng cảm ứng.
Suốt đời tôi giảng kinh dạy học, nói cho chư vị biết, bảy tám phần đều dựa vào cảm ứng. Tôi ngày ngày nổ lực tu học, cũng chẳng qua chiếm được một hai phần. Phương pháp này thầy Lý dạy cho tôi: Chí thành cảm thông, thầy cho tôi bốn chữ này, tôi phụng hành suốt đời.
Trong kinh Đức Thế Tôn dạy đi dạy lại rất nhiều lần, giáo huấn chúng ta điều gì? Tin sâu nhân quả. Chúng ta tin nhân quả, nhưng không sâu, nên nó không khởi tác dụng, vẫn cứ tạo nghiệp như cũ. Biết là tạo nghiệp phải thọ báo rất đáng sợ, nhưng hiện nay họ vẫn chưa sợ, vì quả báo chưa đến, đến rồi mới sợ, hối hận cũng không kịp. Bây giờ sợ hãi, nhanh chóng sửa đổi bản thân vẫn còn kịp.
Tập 533
Thời đại thay đổi thì cuộc sống của chúng ta cũng thay đổi theo, nên lễ_Pháp luật phải thường xuyên sửa đổi. Phật không thể sửa đổi, giới luật của Phật sửa đổi là không thể ra khỏi luân hồi, nó là pháp xuất luân hồi. Quý vị chỉnh sửa, thay đổi nó, sẽ không ra khỏi luân hồi được. Tôi nghĩ thông suốt đạo lý này, nhất định là ý này, nên đã tiếp nhận giới luật, sửa đổi quan niệm sai lầm trước đây.
Nên lúc đó tôi nghĩ, đại sư Chương Gia viên tịch là vì tôi, nếu ngài không viên tịch, chắc tôi vĩnh viễn không cố gắng suy nghĩ câu nói của ngài có thâm ý gì. Hay nói cách khác, căn bản học Phật của tôi sẽ không vững vàng, quan niệm sai lầm này quá nghiêm trọng. Ngài ra đi khiến tôi siêng năng phản tỉnh, ba năm ngài dạy tôi điều gì, tôi học được những gì. Khi nghĩ như vậy, câu “Giới luật rất quan trọng” này là điều lớn nhất trong việc học Phật. Đây là nền móng, nếu sơ suất điều này, những gì chúng ta học suốt đời là học Phật, không phải Phật học, quan trọng biết bao. Bởi vậy Sư trú thế là dạy chúng sanh, sư viên tịch vẫn là dạy chúng sanh, sư không làm như thế chúng tôi không tỉnh ngộ được, nên chúng tôi rất cảm ân thầy. Nhất định không được sơ suất.
Những năm gần đây tôi đi khắp thế giới, thấy những đồng tu của Phật giáo, bất luận là tại gia hay xuất gia, thành tựu đều không hơn cổ nhân. Đừng nói là cổ nhân, trước một đời cũng không thể sánh bằng, chúng ta có thể sánh với hòa thượng Đế Nhàn chăng? Có thể sánh với tổ sư Ấn Quang chăng? Có thể sánh với hòa thượng Hư Vân ư? Như hòa thượng Hư Vân chúng ta không sánh bằng ngài! Vì sao không sánh bằng, phải chăng là trình độ thông minh chúng ta không bằng họ? Tuyệt đối không phải. Thiện căn, phước đức, thông minh tài trí tuyệt đối không thua họ, nhưng vì sao suốt đời không thể thành tựu? Vì đã sơ suất đối với giới luật. Tuy chúng ta nổ lực nhưng không có nền móng, còn các ngài có nền móng vững chắc, chúng ta thì không có. Tôi phát hiện vấn đề này, nên mười mấy năm gần đây đi khắp nơi khuyên mọi người giữ vững ba nền móng, người xuất gia giữ bốn nền móng. Tôi đã tìm ra nguyên nhân của bệnh, làm sao để đối trị? Đó chính là phải coi trọng giới luật, phải hành trì! Giới luật không phải để đọc, không phải để nói, mà để làm theo. Chỉ cần cắm vững ba nền móng căn bản này, sẽ có cảm ứng đạo giao. Tuổi đã lớn, học không kịp nữa, nên dùng cảm ứng.
Suốt đời tôi giảng kinh dạy học, nói cho chư vị biết, bảy tám phần đều dựa vào cảm ứng. Tôi ngày ngày nổ lực tu học, cũng chẳng qua chiếm được một hai phần. Phương pháp này thầy Lý dạy cho tôi: Chí thành cảm thông, thầy cho tôi bốn chữ này, tôi phụng hành suốt đời.
Trong kinh Đức Thế Tôn dạy đi dạy lại rất nhiều lần, giáo huấn chúng ta điều gì? Tin sâu nhân quả. Chúng ta tin nhân quả, nhưng không sâu, nên nó không khởi tác dụng, vẫn cứ tạo nghiệp như cũ. Biết là tạo nghiệp phải thọ báo rất đáng sợ, nhưng hiện nay họ vẫn chưa sợ, vì quả báo chưa đến, đến rồi mới sợ, hối hận cũng không kịp. Bây giờ sợ hãi, nhanh chóng sửa đổi bản thân vẫn còn kịp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments