TRÌ GIỚI - NIỆM PHẬT. Giới Luật rất quan trọng .

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
95 Views
Học Phật và Phật học là hai việc khác nhau. Phật học, nghiên cứu kinh điển của Phật như một loại học thuật, tôi nhập môn từ con đường này. Học Phật thì sao? Học Phật thì khác, học Phật bắt đầu từ giới luật. Chưa học bộ kinh điển nào cũng không sao, chỉ cần trì giới, chỉ cần niệm Phật là có thể vãng sanh, lâm chung Phật đến tiếp dẫn. Đây là học Phật, phải phân biệt rõ ràng điều này. Không muốn ra khỏi luân hồi lục đạo, nghiên cứu Phật học. Muốn thoát khỏi luân hồi lục đạo, muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, vậy nhất định phải học Phật, không học Phật không ra khỏi được. Học Phật cần phải nhớ, nếu không thực hành Đệ Tử Quy và Cảm Ứng Thiên, đó là giả học Phật không phải thật học. Vì sao vậy? Vì không có nền tảng.

Tôi xuất gia hai năm mới thọ giới, tùy duyên! Duyên chưa thuần thục, người ta mở giới đàn, tôi không thể đi thọ, nguyên nhân là gì? Lúc đó thọ giới phải nộp tiền, tôi đâu có nhiều tiền như vậy? Tôi xuất gia mới bắt đầu dạy học, đi dạy tại Phật học viện, ra bên ngoài giảng kinh. Sau khi thọ giới, việc đầu tiên là cám ơn sự dạy dỗ của thầy, nhà Phật gọi là trở về đạo tràng minh tu lễ tòa, đảnh lễ thầy giáo. Thầy giáo tôi là cư sĩ Lý Bính Nam. Tôi đến Đài Trung, thầy giáo đang ở thư viện. Tôi đến trước cổng đã nhìn thấy thầy, thầy cũng thấy tôi. Thầy vừa thấy, tay chỉ vào tôi: pháp sư phải tin Phật, pháp sư phải tin Phật. Nói mấy lần rất lớn tiếng, tôi đi vào không hiểu gì cả. Xuất gia hơn hai năm, dạy Phật học viện hai năm, sao thầy lại bảo tôi phải tin Phật? Tôi không tin Phật có thể làm như vậy chăng?
Sau khi vào đến nơi, thầy giáo bảo tôi ngồi xuống, tôi được nghe thầy khai thị. Thầy giáo nói, pháp sư phải biết, có rất nhiều người đến chết đều không tin Phật. Tôi nghe xọng giật cả mình. Thế nào gọi là tin Phật? Tin Phật là giáo giới trong kinh Phật ta phải tin, phải hành trì, đó là tin Phật. Nếu không thực hành, tức là không tin. Đến đây tôi mới hiểu.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment