Chúng ta Niệm Phật không có thành tựu thù thắng như vậy. Là do xem lệch lạc câu Phật hiệu này.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 596
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .


“Diệu hạnh trì danh, lấy quả giác làm nhân tâm”. Câu Nam Mô A Di Đà Phật này là đức hiệu quả giác của Phật Di Đà, là công đức viên mãn của quả giác thành tựu. Chúng ta dùng nó để làm tâm nhân địa tu hành cho mình, như vậy không tuyệt vời ư? Nhân tâm của người khác tu từ đâu? Từ ngũ giới thập thiện, từ chỉ quán, thiền đinh, sám hối, rất nhiều phương pháp, vô lượng vô biên. Sao quý vị dùng quả giác làm nhân tâm? Điều này cao quá, thù thắng quá!
Tại sao ngày nay chúng ta không có thành tựu thù thắng như vậy? Là do xem lệch lạc câu Phật hiệu này. Nó là quả giác, chúng ta không cho nó là quả giác, tưởng rằng nó là một câu danh hiệu bình thường, không bằng phương pháp sám hối, không bằng thập thiện, không bằng lục độ, đã ngộ nhận như vậy. Đâu biết rằng câu Phật hiệu này là hàm nhiếp viên mãn tất cả Phật pháp, không biết, cho nên chúng ta niệm nó không khởi tác dụng. Không thể nói không khởi tác dụng, mà rất giới hạn, không viên mãn, chỉ có tác dụng tương đối thôi. Ta biết được một phần nó có một phần tác dụng, biết được hai phần thì có tác dụng hai phần. Biết được một cách viên mãn thì nó khởi tác dụng viên mãn, đây chính là tất cả pháp từ tâm tưởng sanh.
Thật sự rõ ràng minh bạch, như pháp sư Từ Vân Quán Đảnh nói: Nghiệp chướng, tội nghiệt của chúng ta, tất cả kinh điển trong Phật pháp cũng không cứu được, đều không khởi tác dụng. Tất cả các nghi thức sám hối, tất cả các pháp môn đều không có hiệu quả. Sau cùng vẫn còn một pháp Nam Mô A Di Đà Phật, chắc chắn có thể cứu được.

Bởi thế lục độ vạn hạnh, thập đại nguyện vương đều ở trong một câu danh hiệu, trực tiếp đi vào một câu Phật hiệu. Câu Phật hiệu này là Nam Mô A Di Đà Phật. “Nhiếp tận vô biên hành môn của Phổ Hiền”, giải môn và hành môn đều bao hàm hết trong câu Phật hiệu này, bởi vậy công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn, công đức Phật hiệu không gì sánh được, không có pháp nào bằng. Vì thế chúng ta phải tu vô lượng trí tuệ, vô lượng phước báo, tu từ đâu? Niệm Phật là tu được tất cả. Điều này rất nhiều người không biết. Dùng phương pháp này tu phước, dùng phương pháp kia tu phước, thua xa môt câu Phật hiệu. Nếu không phải thâm nhập kinh tạng, làm sao ta biết được? Nhưng câu Phật hiệu này phải dùng tâm chân thành để niệm, thật sự là một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Tất cả thiện pháp thế xuất thế gian đến quả vị Phật là viên mãn, đúng là không thể nghĩ bàn.
Ý nghĩa thâm sâu của danh hiệu, không nhiều người biết được, người thật sự biết được càng ít, vì sao vậy? Cũng có thể đã đọc kinh này, biết được có điều này, nhưng không để tâm, cũng chỉ xem qua loa, không biết tính quan trọng của câu này. Bản giác lý thể của chúng sanh nghĩa là tự tánh của chúng sanh, tức là tự tánh của mình, chân tâm của mình.

Chư Phật Như Lai chứng kiến như vậy, rất cảm thán rằng: Đúng là kẻ đáng thương. Quý vị vốn là Phật, vốn là Phật A Di Đà, không khác gì Phật A Di Đà, bây giờ luân lạc thành như vậy. Là bản thân quý vị đọa lạc, không ai mê hoặc quý vị, không ai hãm hại quý vị, tự làm tự chịu. Họ vẫn không cam tâm, nói là người khác hãm hại họ, oán trời trách đất, tội càng thêm tội.
Cuối của kinh này, đem công đức danh hiệu của Phật Di Đà nói tường tận thêm một lần nữa. Chư Phật Như Lai, chư tổ sư đại đức từ bi vô tận biểu hiện ra đây
“Trì danh tức niệm Phật”, là gì? “Thỉ giác hợp bổn”, bây giờ ta bắt đầu niệm Phật hiệu này, đây là thỉ giác, ta vốn là Phật. “Thị tâm thị Phật” là bản giác, “thị tâm tác Phật”, bây giờ chúng ta niệm Phật A Di Đà nghĩa là muốn làm Phật, tức là hợp lại với bản giác. “Thỉ và bổn không hai, sanh và Phật không hai”, chúng sanh và Phật là một không phải hai. Cho nên một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, chúng ta niệm Phật như thế nào? Vì sao không tương ưng? Hay nói cách khac, tục ngữ nói: Người đó niệm Phật rất linh, mỗi câu Phật hiệu đều thông với Phật Di Đà. Nhưng tôi niệm thế nào cũng không linh, niệm suốt mấy mươi năm không có chút cảm ứng nào.
Học đoạn kinh văn này rồi nên biết, khuyết điểm của chúng ta là gì? Không phải ở bên ngoài, bên ngoài không có. Là do mê hoặc, không nhận thức rõ về Phật A Di Đà, không biết danh hiệu Di Đà là tánh đức của tự tánh, là tự tánh. Không biết danh hiệu Di Đà, chứa đựng tất cả thiện pháp thế xuất thế gian, bao hàm tất cả chư Phật Nư Lai và vô lượng công đức tu chứng của Bồ Tát, không biết. Tưởng rằng nó là một pháp môn thông thường, nên tu học thời gian rất lâu dài nhưng không linh. Nghe người đó tu Thiền, học Mật, chắc là hay hơn, linh hơn pháp môn này, lập tức thay đổi, trường hợp như vậy rất nhiều! Đều là chưa hiểu rõ ràng minh bạch đối với nghĩa lý của danh hiệu, hơn nữa do tập khí phiền não của mình quá nặng, không buông được, nó khởi hiện hành bất cứ lúc nào, khởi hiện hành nghĩa là tạo nghiệp.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment