Chưa hiểu rõ ràng minh bạch, rất khó buông bỏ. Trong Tịnh độ, thế nào gọi là giác ngộ ? ..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
31 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 143
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Do đó chúng ta biết, sám trừ nghiệp chướng là phương pháp tu học quan trọng. Trong đời này sở dĩ chúng ta học một cách khó khăn như vậy, thậm chí đời này phương hướng, mục tiêu đều sai, không đạt được quả báo mà chúng ta mong cầu hy vọng, toàn là nghiệp chướng làm chướng ngại. Vì vậy nhất định phải học những người tu học chơn chánh, mỗi ngày sám trừ nghiệp chướng, bản thân chúng ta không biết.
Trong Kinh Địa Tạng nói rất hay: chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề, là nói chúng sanh ở địa cầu chúng ta, khởi tâm động niệm không có gì không phải tội, không có gì không phải nghiệp. Lời ngài nói chúng ta tin được chăng ? Bình tĩnh tỉ mỉ để lãnh hội, mới thấy ngài nói không sai chút nào. Chúng ta khởi tâm động niệm, hầu như đều rơi vào tham sân si, đây gọi là tam độc. Khởi tâm động niệm tương ưng với tam độc, như vậy sao không phải là tội nghiệp ? Kinh Địa Tạng nói không quá đáng chút nào. Nếu ý niệm này rơi vào danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, đó chính là thâm sân. Tôi đã đạt được, đây là tâm tham, khi chưa đạt được thì có oán hận, có đố kỵ, có tâm sân nhuế, mê mà không giác là ngu si.
Trong Tịnh độ, thế nào gọi là giác ngộ ? Đối với tất cả vọng tưởng tạp niệm đều buông bỏ hết, khởi tâm động niệm đều tương ưng với Phật A Di Đà, chính là một câu Phật hiệu, người này thật sự đã giác ngộ, vì sao vậy? Vì họ nhất tâm nhất ý, không có niệm thứ hai, chỉ cầu vãng sanh Tịnh độ, thân cận Di Đà. Người này tuy không giống cảnh giới đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh của Tông môn giáo môn, nhưng hiệu quả và kết quả của họ không có gì khác với những người minh tâm kiến tánh, vì sao vậy? Vì họ cầu vãng sanh, thật sự vãng sanh, vừa đến thế giới Cực Lạc không phải chính là Bồ Tát A Duy Việt Trí ư? A Duy Việt Trí nghĩa là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đây gọi là thật sự giác ngộ.
Ngày nay chúng ta dựa vào Tông môn giáo môn để giác ngộ, khó, quả thật không đơn giản. Tông môn là triệt ngộ, đại triệt đại ngộ. Giáo môn là đại khai viên giải, đạt được tam muội từ trong kinh giáo. Học Hoa Nghiêm được Hoa Nghiêm tam muội, học Pháp Hoa là được Pháp Hoa tam muội. Họ đi là con đường giới định tuệ, rất khó, không phải ai cũng có thể đạt được. Người tu hành rất nhiều, nhưng rất ít người đạt đạo. Tông môn giáo môn đều không ngoại lệ. Duy có Tịnh tông thành tựu thù thắng, nên pháp môn này được Thế Tôn khen ngợi. Thế Tôn vì chúng ta khai diễn bộ đại kinh này, mười phương Chư Phật khen ngợi, làm chứng, giúp chúng ta tin hiểu, phát nguyện tu hành. Ân đức này không gì sánh được, trong pháp thế xuất thế đều không tìm được. Pháp môn này trong kinh nói là đạo thù thắng, thù thắng không gì sánh bằng. Con đường thù thắng chính là niệm Phật vãng sanh, vì sao vậy? Vì đây mới thật sự phổ bị tam căn, viên nhiếp ngũ thừa. Nói thật, không chỉ ngũ thừa, đến súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đều là do bộ kinh này, pháp môn này, mà có thể được độ. Được độ ở đây không phải được độ bình thường, mà là một đời thành Phật.

Lại đúng lúc đang niệm Phật, tâm tác tâm thị, ngay lúc đó, tức lúc vô thượng thượng giải thoát”. Đây là gì? Chúng ta bình thường, công phu niệm Phật sâu hay cạn không phải thời gian lâu, tu hành lâu, không phải vậy. Công phu đích thực là do nhất niệm này thuần hay không thuần. Cổ nhân nói tịnh niệm tương tục, một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Nghĩa là nhất niệm đó có tương ưng hay không ?
Thế nào gọi là tương ưng ? Tịnh niệm chính là tương ưng. Bồ Tát Đại Thế Chí nói: Tịnh niệm tương tục. Tịnh niệm là tâm thanh tịnh, nhất niệm này tương ưng. Ngày nay chúng ta niệm Phật, dù niệm nhiều đến đâu, tâm vẫn không thanh tịnh. Như vậy chúng ta là uế, tương phản với tịnh, chúng ta là uế tâm niệm Phật, tâm nhiễm ô niệm Phật, nên hiệu quả thua xa tịnh niệm. Chúng ta vẫn chưa buông được, không nở buông bỏ thế gian này. Trong kinh nói rõ ràng rằng, trong tất cả pháp thế xuất thế gian không thể sánh được. Chúng ta đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, luôn có vướng bận, thường không buông được. Không có cách nào, thật sự không buông được, vì sao vậy ? Vì ngày ngày ta phải sống, ta còn có ngày mai, còn có sang năm, ta nghĩ quá nhiều !
Phải dùng cách gì? Ở trước tôi có nói với chư vị, đại sư Ấn Quang mỗi ngày đều nghĩ đến “chết”. Từ đây tôi lãnh ngộ được một điều, tôi mỗi ngày nghĩ đến hôm nay là ngày cuối cùng tôi ở thế gian, không có ngày mai. Sớm ngày mai thức dậy, sao lại có thêm một ngày? Đây là ngày cuối cùng, tuyệt đối không nghĩ đến chuyện ngày mai, chỉ có hôm nay, hôm nay tôi nên làm những gì? Nên niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, những việc khác phải triệt để buông bỏ, vì sao vậy? Đều là giả, tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh. Bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên, đều buông bỏ hết, chúng ta trở về với tịnh niệm tương tục. Hiệu quả này rất lớn, vì sao vậy ? Vì mỗi niệm đều tương ưng với Phật A Di Đà.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment