Thường phản tỉnh chính mình, bạn đã hiếu thảo Cha Mẹ chưa ? Đã tôn trọng Thầy chưa ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 359 - 372
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Thường phản tỉnh chính mình, bạn đã hiếu thảo cha mẹ chưa ? Đã tôn trọng thầy chưa ?

Điều đầu tiên trong Tịnh nghiệp tam phước, một câu chúng ta cũng không làm được. Cho nên nhiều người nói, chúng ta học Phật là giả, không phải thật, chẳng phải không có lý, quý vị không có cội rễ.

Một người hiếu thân tôn sư. Hiếu thân tôn sư là đức hạnh tốt đẹp của dân tộc, một người không hiếu thảo cha mẹ, không tôn trọng thầy thì làm sao gọi là con người được? Hiếu thân tôn sư là khởi nguồn của hạnh phúc, chúng ta đánh mất khởi nguồn thì hạnh phúc ở đâu ra? Phước thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước là hiếu thân tôn sư, chúng ta phải nắm chắc. Thường phản tỉnh chính mình, bạn đã hiếu thảo cha mẹ chưa? Đã tôn trọng thầy chưa? Nếu như thiếu bài học này nhất định phải bổ sung.

Hiếu thân quan trọng nhất là phải khiến cha mẹ bớt lo, an tâm, yên lòng. Nuôi dưỡng thân thể của cha mẹ, nuôi dưỡng tâm của cha mẹ, nuôi dưỡng chí hướng của cha mẹ, để khi cha mẹ về già được phụng dưỡng, thân thể có nơi ở tâm có nơi nương về. Khuyên cha mẹ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ là hiếu dưỡng cha mẹ cấp bậc cao nhất. Tôn sư, tin lời thầy dạy, y giáo phụng hành, đây là tôn sư tối thiểu nhất. Lời của thầy nói, bạn không tin cũng không làm theo, bạn cảm thấy theo cách của bạn hay hơn của thầy, vậy thì bạn làm sao thật sự học được điều gì? Không phải thầy không dạy bạn, mà do bạn không tin thầy, thầy không dạy nổi bạn.

Thành kính khiêm tốn dễ học đạo
Người thầy tự khắc sẽ dạy bạn
Cống cao ngã mạn tâm nông nổi
Vậy bạn chẳng học được điều chi.

Tâm là tâm Phật, Phật là tâm gì? Trong Tịnh nghiệp tam phước, hai câu trước là gốc: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng dưỡng sư trưởng”, đây chính là tâm Phật. Cha mẹ mở rộng rồi, ý nghĩa của sư trưởng cũng mở rộng. Trong Bồ Tát Giới kinh nói: “tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta”. Hiếu này là biến pháp giới hư không giới, hiếu với cha mẹ như vậy, tôn sư cũng như vậy, tất cả chúng sanh đều là Như Lai, tất cả chúng sanh vốn là Phật, vậy chúng ta có phải tôn kính không, có cần hiếu kính không? Trong giới kinh Phật nói, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật vị lai, tất cả chúng sanh và chúng ta có mối quan hệ như vậy. Có thể không hiếu, có thể không cung kính được chăng? Thật sự có hiếu kính, thì tất cả công đức viên mãn. Vô lượng vô biên đức hạnh, đều từ trong hiếu kính mà ra, hiếu kính lớn thì cội lớn gốc lớn. Chẳng thể không biết được.
Tất cả sai lầm mà chúng ta phạm hôm nay, thực sự là đã bỏ hiếu đi, kính cũng không còn nữa. Thông thường nói đây là gì? Là tâm xấu rồi, không phải tâm hiếu, không phải tâm kính, không phải tâm chân thành. Cho nên học đạo của Thánh Hiền, học Phật Bồ Tát hoàn toàn xa lạ. Đọc kinh nhiều năm mà không hiểu nghĩa của nó, nghe giáo nhiều năm mà không được khai ngộ, nguyên nhân đều ở chỗ này, đem hiếu kính bỏ đi.
Pháp thế xuất thế gian, chư vị tổ sư, đều dạy chúng ta tu từ căn bản. Căn bản là Tịnh nghiệp tam phước, ba điều mười một câu. Không những là Tịnh tông, mà toàn bộ Phật pháp, đều kiến lập trên nền tảng này. Chúng ta không có nền tảng này, dĩ nhiên quý vị học không hiểu. Chúng ta đối với mọi người không có lòng từ bi, không hiểu thập thiện nghiệp, điều đầu tiên trong Tịnh nghiệp tam phước, một câu chúng ta cũng không làm được. Cho nên nhiều người nói, chúng ta học Phật là giả, không phải thật, chẳng phải không có lý, quý vị không có cội rễ.
Phước thứ nhất là cội rễ của trời người, quý vị nghĩ xem, điều này quan trọng biết bao. Không có cội gốc này thì không thể làm người, cuộc đời này may mắn được thân người, khiếp sau chắc chắn không được, không đủ điều kiện để làm người. Điều kiện được làm người chính là phước thứ nhất: “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Đây là căn bản làm người. Thực hành được bốn câu này, quý vị sẽ không mất thân người.
Điều thứ hai là hàng nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác nếu không làm được, thì sẽ không chứng được Thanh văn, Duyên giác. Điều thứ ba là đại thừa. Điều thứ hai phải có điều thứ nhất. Điều thứ ba phải có hai điều trước, họ mới chứng được, không có hai điều trước thì không thể chứng được. Đức Phật dạy rất rõ ràng, ba điều này Ngài dạy: “Tam thế chư Phật tịnh nghiệp chánh nhân”. Tam thế là quá khứ, hiện tại và vị lai. Tam thế chư Phật tịnh nghiệp chánh nhân. Nói cách khác, quá khứ tu hành thành Phật, hiện tại tu hành thành Phật, vị lai tu hành thành Phật, đều không thể trái với ba điều này. Trái với ba điều này là quý vị không có cội gốc rồi, làm sao quý vị thành tựu được?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment