Bất luận là thiện niệm hay ác niệm, tất cả đều nương về Phật A Di Đà... Đây gọi là biết niệm Phật.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 517
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Tham sân si là tâm cấu nhiễm, trái với ba điều thiện”, không tham, không sân, không si gọi là ba thiện căn. Trong kinh thường gọi tham sân si là ba độc phiền não, là nguồn gốc của tất cả pháp bất thiện, chính là tham sân si.
Chư vị đồng học đều biết bản thân nghiệp chướng nặng nề, khi chưa học Phật không biết, học Phật rồi mới biết mình có nghiệp chướng. Nghiệp chướng này đa phần đều nói ác nghiệp, nghiệp bất thiện. Không chỉ trong đời này, mà nghiệp chướng tích lũy từ nhiều đời kiếp trong quá khứ, quý vị xem nó sâu nặng đến nhường nào!
Không nhận thức, không biết, vậy thì không còn cách nào khác. Khi học Phật mới biết, mới nhận thức được. Khi nhận biết rồi thì làm sao đoạn tận nó, quý vị mới đạt được thọ dụng chân thật của Phật pháp, trong kinh gọi là lợi ích chân thật, quý vị đã đạt được. Cũng đã khai mở trí tuệ chân thật, nghiệp chướng tiêu trừ liền khai trí tuệ, nếu nghiệp chướng còn trí tuệ không hiện tiền, trí tuệ là vốn có. Nên nghiệp chướng, nghiệp này làm chướng ngại trí tuệ, làm chướng ngại năng lực, cũng làm chướng ngại phước báo của quý vị, quả là phiền phức lớn! Mê hoặc điên đảo, còn không ngừng tạo ác nghiệp, quả báo tương lai nhất định ở trong tam đồ. Trong tam đồ cũng có cơ hội, đó chính là xem một niệm sau cùng, tham sân si cái nào mạnh. Nếu phiền não tham mạnh, sức mạnh rất lớn, sẽ dẫn quý vị vào đường địa ngục. Sức mạnh sân nhuế lớn mạnh, sẽ dẫn dắt quý vị vào đường địa ngục. Quý vị đầu thai vào đường nào, đều quyết định ở một niệm sau cùng, cho nên một niệm sau cùng là A Di Đà Phật, người này sẽ đến thế giới Cực Lạc. Quan hệ lớn nhất là một niệm sau cùng, bình thường niệm Phật, chính là hy vọng đừng quên niệm sau cùng, nguyên nhân chính là như vậy. Sợ bình thường không niệm, sẽ quên niệm sau cùng này, để niệm những thứ khác như ngũ dục lục trần, như vậy rất phiền phức. Ngũ dục lục trần làm dấy khởi lên tham sân si của chúng ta, lại trôi lăn trong luân hồi.

Ngàn kinh vạn luận, Đức Phật dạy chúng ta một câu nói chân thật nhất: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, câu này nói một cách rốt ráo. Phật pháp thế pháp, cõi trời cõi người, đều do tâm tưởng quyết định, quý vị nghĩ gì sẽ được nấy, nghĩ Phật sẽ thành Phật, nghĩ Bồ Tát sẽ thành Bồ Tát, nghĩ đến trời tương lai được sanh thiên, nghĩ tham sân si mạn nghi đó chính là ba đường ác. Ngày ngày nghĩ đến tham, đó là đường ngạ quỷ, đó là nghĩ đến quỷ đạo. Ngày ngày sân hận, nghĩ đến trả thù, muốn hại người, đó là địa ngục. Không có năng lực phân biệt chân vọng, chánh tà, thị phi, đây gọi là ngu si, ngu si là súc sanh. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, quan trọng quá!
Phải nhớ kỹ đạo lý này, ngày nay là điểm cho chúng ta lựa chọn, chúng ta phải có trí tuệ, phải có năng lực lựa chọn. Thông minh nhất, có trí tuệ nhất, có phước báo nhất sẽ chọn lựa làm Phật.
Phải thật sự đoạn ác tu thiện phải hạ thủ từ nơi tâm cấu nhiễm, phải đoạn tận tham sân si mạn nghi, dùng phương pháp gì để đoạn? Tịnh tông có phương pháp vi diệu nhất, chính là sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật, sẽ đoạn được nó. Không khởi niệm thì thôi, khi khởi niệm, niệm này chính là A Di Đà Phật. Bất luận là thiện niệm hay ác niệm, tất cả đều nương về Phật A Di Đà. Niệm đầu tiên khởi lên là thiện niệm, phải làm việc tốt giúp chúng sanh, phải tu dưỡng đạo đức: Nam mô A Di Đà Phật, trở về với Phật A Di Đà. Khởi ác niệm là theo đuổi danh văn lợi dưỡng, trở về Nam mô A Di Đà Phật.
Không thể dừng niệm, nếu niệm dừng quý vị là thánh nhân, không phải phàm phu, phàm phu nhất định không cách nào khiến ý niệm dừng lại được, chỉ có thay đổi nhanh chóng. Ý niệm thứ nhất khởi lên, niệm thứ hai đổi thành A Di Đà Phật. Cũng chính là nói, bất luận khởi niệm gì, không cho phép nó tương tục, chỉ có Phật A Di Đà tương tục, những ý niệm khác khởi lên phải đoạn tận ngay lập tức, đây là gì? Đây gọi là biết niệm Phật, đây gọi là chân niệm Phật. Phật hiệu niệm niệm tương tục, những ý niệm khác khởi lên liền dập tắt ngay, không còn nữa, nhất định không để nó tương tục. Dùng phương pháp này lâu ngày, công phu rất đắc lực. Mới bắt đầu, phàm làm việc gì mới bắt đầu đều rất khó, vì sao mở đầu khó? Tập khí vọng tưởng, tạp niệm dưỡng thành từ vô lượng kiếp, khi nó khởi lên liền bỏ quên Phật hiệu. Không phải không muốn đổi, là do quên mất, nên để cho vọng niệm này khởi lên, nó liền khởi tác dụng, liền tạo tội nghiệp. Đến lúc tạo tội nghiệp, đột nhiên nhớ lại Phật hiệu, không chậm, khi nào nghĩ đến đều tốt cả. Huấn luyện từ từ, càng nhanh nghĩ đến càng tốt, tốt nhất là ngay niệm đầu tiên, niệm thứ hai chính là Phật A Di Đà, như vậy là tốt nhất.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment