Ngoài ra, quí vị có thời gian niệm, đó không phải là chính khóa, gọi là nhàn khóa, lúc rảnh rỗi quí vị có thể niệm nhiều hơn. Lúc niệm tốt nhất cũng là dùng pháp mười niệm.
Ấn Quang Đại sư trước đây dạy cho chúng ta, niệm Phật phải nhiếp tâm như thế nào? Ngài nói niệm mười câu. Nếu như mười câu, trong tâm quí vị lại phải ghi nhớ số, lúc niệm mười câu, cũng là phân tâm. Vậy Ngài dạy chúng ta gọi là “ba ba bốn”, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, như vậy rất dễ dàng, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, cuối cùng là niệm bốn câu, cách niệm như vậy. Rõ ràng, từng câu từng câu rõ ràng, lại không cần dụng tâm để nhớ. Bởi vì mười câu lúc nhớ quí vị vẫn phải dụng một chút tâm. Dụng tâm, tốt nhất không cần dụng tâm, rõ ràng. Cho nên cách niệm của chúng tôi là dùng cách dạy của Ấn Quang Đại sư, dùng phương pháp ba ba bốn, không nên dụng tâm để nhớ, cứ tự nhiên thôi. Phương pháp này rất tốt.
Ở đây ‘nãi chỉ kỳ chí hạ’, nên nói là ‘nãi chí’, nếu có thể niệm nhiều hơn, tức ích thiện nhiều hơn nữa. Niệm nhiều tốt, nhưng phải nhớ giáo huấn của Bồ Tát Đại Thế Chí, phải “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đô nhiếp lục căn là công phu thường ngày của chúng ta. Nói cách khác, gọi là buông bỏ vạn duyên, đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên, làm cho bản thân thời thời khắc khắc duy trì được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Ít nhất phải duy trì điều này, mọi thời mọi lúc tâm địa đều phải thanh tịnh, đều phải bình đẳng. Dùng tâm này để niệm Phật, câu câu tương ưng với Phật. Trong Phật pháp nói một niệm tương ưng một niệm Phật chính là tịnh niệm như vậy, nó mới tương ưng. Có hoài nghi, thì không tương ưng nữa; có xen tạp, không tương ưng. Điều này vô cùng quan trọng, không hoài nghi, không xen tạp, phải có tín tâm.
Ấn Quang Đại sư trước đây dạy cho chúng ta, niệm Phật phải nhiếp tâm như thế nào? Ngài nói niệm mười câu. Nếu như mười câu, trong tâm quí vị lại phải ghi nhớ số, lúc niệm mười câu, cũng là phân tâm. Vậy Ngài dạy chúng ta gọi là “ba ba bốn”, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, như vậy rất dễ dàng, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, cuối cùng là niệm bốn câu, cách niệm như vậy. Rõ ràng, từng câu từng câu rõ ràng, lại không cần dụng tâm để nhớ. Bởi vì mười câu lúc nhớ quí vị vẫn phải dụng một chút tâm. Dụng tâm, tốt nhất không cần dụng tâm, rõ ràng. Cho nên cách niệm của chúng tôi là dùng cách dạy của Ấn Quang Đại sư, dùng phương pháp ba ba bốn, không nên dụng tâm để nhớ, cứ tự nhiên thôi. Phương pháp này rất tốt.
Ở đây ‘nãi chỉ kỳ chí hạ’, nên nói là ‘nãi chí’, nếu có thể niệm nhiều hơn, tức ích thiện nhiều hơn nữa. Niệm nhiều tốt, nhưng phải nhớ giáo huấn của Bồ Tát Đại Thế Chí, phải “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đô nhiếp lục căn là công phu thường ngày của chúng ta. Nói cách khác, gọi là buông bỏ vạn duyên, đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên, làm cho bản thân thời thời khắc khắc duy trì được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Ít nhất phải duy trì điều này, mọi thời mọi lúc tâm địa đều phải thanh tịnh, đều phải bình đẳng. Dùng tâm này để niệm Phật, câu câu tương ưng với Phật. Trong Phật pháp nói một niệm tương ưng một niệm Phật chính là tịnh niệm như vậy, nó mới tương ưng. Có hoài nghi, thì không tương ưng nữa; có xen tạp, không tương ưng. Điều này vô cùng quan trọng, không hoài nghi, không xen tạp, phải có tín tâm.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments