Ý NGHĨA CỦA "U MINH PHÁP GIỚI" MÀ NGÀI ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ĐẠI BIỂU LÀ GÌ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
Ý NGHĨA CỦA "U MINH PHÁP GIỚI" MÀ NGÀI ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ĐẠI BIỂU LÀ GÌ?

Trong kinh này Phật nói với chúng ta, Ðịa Tạng Bồ Tát trong vô lượng kiếp qua, dùng vô lượng vô biên hóa thân phóng quang thuyết pháp, phổ độ chúng sanh, thường trụ trong thế giới U Minh. U Minh pháp giới là như thế nào? Chúng ta làm sao học tập? Chúng ta phải chui vào địa ngục chăng? Nhất định phải hiểu nghĩa thú, tiêu biểu pháp của từng câu từng chữ trong kinh văn. Ý nghĩa của U Minh pháp giới là dạy chúng ta phải hạ thấp tư thế, làm việc thiện chẳng cần phải để cho người ta biết, chẳng cần phải biểu dương, đây tức là U Minh pháp giới. Làm một cách âm thầm, hết lòng nỗ lực làm, xả bỏ hết thảy danh văn lợi dưỡng tức là ở trong U Minh pháp giới, thành tựu công đức chân thật của mình, niệm niệm đều làm lợi ích cho chúng sanh trong lục đạo. Kinh này dạy chúng ta biết quan hệ của chúng ta với chư Phật Bồ Tát, quan hệ của chúng ta với lục đạo chúng sanh, phàm phu vô tri thật đúng như câu mạnh ăn hiếp yếu, tàn hại hết thảy chúng sanh. Những chúng sanh này cũng là phàm phu, cũng đều mê hoặc điên đảo. Mê hoặc điên đảo thì tâm báo phục sẽ chẳng tiêu mất, bạn làm tổn hại chúng nó, tâm oán hận của chúng nó sẽ vĩnh viễn ẩn chứa trong A Lại Da Thức, khi gặp cơ hội làm sao chúng nó không báo thù cho được! Sự báo thù này chính là tai nạn hiện nay trên thế giới, tai nạn to lớn! Trong kinh Phật nói về đao binh kiếp. Ðao binh kiếp trở về sau tức là chiến tranh nguyên tử.

Nguyên nhân của kiếp đao binh là gì? Là ăn thịt chúng sanh. Ðức Phật nói rất rõ ràng, muốn miễn trừ kiếp đao binh trên thế giới, trừ phi chúng sanh không ăn thịt thì đao binh kiếp này mới có thể hóa giải. Lúc trẻ tuổi vô tri, không ăn thịt nó thì cũng sát hại nó. [Thí dụ như loài] kiến, chúng tôi thấy rất nhiều người đã từng tạo tội nghiệp này. Kiến bò vào nhà, bực mình quá, nấu một nồi nước sôi luộc cho chúng chết hết! Chúng tôi thấy rất nhiều người làm như vậy, chúng tôi cũng đã từng làm, mặc sức gây tổn hại cho những động vật nhỏ nhoi này. Lúc trước chẳng biết, bây giờ mới biết mình đã phạm tội lỗi nặng nề. Phật dạy chúng ta “phát lồ sám hối”, hôm nay chúng ta biết rồi, biết mình đã làm sai quấy, hết lòng tu hành, hết thảy những công đức mỗi ngày đọc tụng, cúng dường, tu học đều hồi hướng cho những oán gia chủ nợ này. Chúng ta không dám hưởng công đức ấy, chỉ hy vọng hóa giải hết những oan kết này, được vậy thì trên con đường Bồ Ðề chúng ta mới được thuận buồm xuôi gió, không bị chướng ngại. Nếu không thì thường nói đến nghiệp chướng hiện tiền, nghiệp chướng làm sao mới không hiện tiền? Làm sao những chúng sanh bị bạn hại có thể tha thứ cho bạn dễ dàng như vậy? Không thể nào!

Chúng ta phải học theo Ðịa Tạng Bồ Tát, dùng tâm chân thành giúp đỡ cho họ phá mê khai ngộ, giúp họ lìa khổ được vui. Tâm như đại địa, hết thảy pháp và chúng sanh nương nhờ vào đó để trụ trì, sanh trưởng, đảm đương. Bởi vậy nên trong kinh nói: “Tâm như đại địa, có thể an hết thảy”. Ðây là dùng đại địa ví như Tâm, ví như Thức. Ngày nay chúng ta nhìn thấy đại địa, chân đạp trên mặt đất, phải biết hồi quang phản chiếu. Ðịa là tâm địa của chúng ta, tâm địa bình đẳng, gánh vác chư pháp, gánh đội cho hết thảy chúng sanh. Người bạn ưa thích, thương mến cư trú trên mặt đất này, người bạn chán ghét, oán hận cũng cư trú trên mặt đất này, đại địa chẳng phân biệt thân, oán, chẳng có tốt, ác, chúng ta phải học [bổn tánh này của] đại địa. Tâm địa của chúng ta vốn cũng giống như đại địa, hiện nay thì trong ấy khởi tâm động niệm, phân biệt tốt ác, phân biệt đẹp xấu, đó là sai lầm. Mặt đất chẳng phân biệt, nói cách khác, chân tâm chẳng phân biệt, vọng tâm chẳng phân biệt, vọng tâm là sai lầm. Biết được vọng tâm đang phân biệt thì biết tâm chúng sanh; biết đại địa chẳng phân biệt, thì biết chân tâm. Thế nên lập luận của kinh này là chân tâm và vọng tâm. Ðây là nói về chữ Ðịa.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment