Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 230 - 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta phải nhớ rằng, xem thân này là ta, như vậy họ phải trầm luân trong luân hồi lục đạo, sẽ có ba đường ác. Nếu biết thân này không phải ta, như vậy sẽ không đọa vào ba đường ác. Khởi tâm động niệm không còn nghĩ cho thân này, tuy không được đại tự tại cũng được không ít tự tại, không còn lo cho riêng mình. Không còn lo nghĩ cho thân mình, thân thể này nhất định rất mạnh khỏe, vì sao vậy? Vì thân là hoàn cảnh, nó chuyển tùy theo ý niệm. Ý niệm chánh, mỗi tế bào trong thân thể nó là tự nhiên, tự nhiên chính là mạnh khỏe nhất. Nếu như thường hay nghĩ chỗ này đau, chỗ kia không khỏe, chỗ này khỏe, chỗ kia lành mạnh. Tùy theo ý niệm của ta, toàn bộ tế bào đều thay đổi, sanh biến hóa, vấn đề là như thế. Không nghĩ đến trái lại nó lại tốt, càng nghĩ càng tệ. Đạo lý là như vậy, phải hiểu nó một cách rõ ràng minh bạch.
Nếu không vào dòng Thánh, ắt phải trầm luân sanh tử, muốn ra cũng không biết khi nào ra được”. Câu nói này là cảm thán! Tiểu tiểu Thánh quí vị không thể chứng đắc. Quí vị chắc chắn ở trong lục đạo còn tiếp tục làm việc luân hồi. Lúc nào quí vị mới có thể xa lìa lục đạo? Khó nói lắm, rất khó rất khó.
Dưới đây mấy câu nói nói rất hay, nói rất rõ ràng: Người tham luyến thân này, cho là có thân ta mà tham trước lo cho nó. Đây là hiện tượng của người bình thường. Tham kế thân là gì? Chấp trước thân này là ta. Đối với thân này khởi tâm tham luyến. Ngày ngày vì thân này mà nghĩ làm thế nào để bảo dưỡng thân thể. Làm thế nào để thân thể này sống cho dễ chịu nhất, tự tại nhất, chỉ nghĩ những thứ này, để cho thân thể đi hưởng thụ. Đây chính là tạo nghiệp. Ngày ngày thích ăn thức ăn ngon, sát hại tất cả chúng sanh, vì ai? Vì cái lưỡi. Chúng ta thường nói, lưỡi chỉ có ba tấc, hương vị đến cổ họng đi xuống thì không biết gì nữa. Chỉ vì cái lưỡi nó tham muốn vị ngon, tạo biết bao nhiêu là tội nghiệp! Sau khi thực sự hiểu rõ rồi, liền hiểu được lợi bất cập hại. Muốn vừa lòng dục vọng về mắt của chúng ta, nếu đi xem những thứ sắc đẹp. Muốn vừa lòng với dục vọng về tai phải đi nghe âm thanh hay. Tự cho rằng nghe hay. Thân thể mỗi một bộ phận, quí vị phải đi làm hài lòng dục vọng của nó, tạo nghiệp này nhiều lắm, tạo nghiệp nặng lắm rồi. Nghiệp tạo ra tương lai đều có báo ứng. Không phải tạo rồi thì không sao cả, sau khi tạo rồi thì phiền phức nhiều, ghê gớm lắm! Quí vị phải ở trong lục đạo tam đồ để chịu quả báo.
Vậy những chúng sanh khổ nạn chúng ta, vì sao vẫn còn học chưa được? Không thể trách họ, họ không có lỗi. Ba nghiệp thân khẩu ý đều không có lỗi gì. Phải trách bản thân chúng ta, bản thân chúng ta không chịu học tập cho nghiêm túc. Tôi rất chăm chỉ, tôi rất nỗ lực học tập, vì sao nói tôi không nghiêm túc học tập? Thánh hiền thế xuất thế gian, đều nói với chúng ta, tâm thái học tập quan trọng nhất, Ấn Quang Đại sư nói rất hay, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, nghĩ xem chúng ta có thành kính hay không, có kính hay không? Thành là nói bên trong, nội tâm, kính là bên ngoài, biểu hiện bên ngoài. Hai thứ đều không có. Vì sao gọi là thành? Tiên sinh Tằng Quốc Phiên nói rất hay. Trong cuốn ghi chép của ông ấy, định nghĩa đối với chữ thành và Phật Pháp nói rất giống nhau. “Một niệm không sanh là thành”. Trong Kinh A Di Đà nói nhất tâm bất loạn, nhất tâm đó là thành. Chúng ta đã làm được hay chưa? Chúng ta là ba tâm hai ý, làm gì có thành? Từ sáng đến tối vọng tưởng, vọng niệm dẫy đầy, không thành! Bên trong không thành, bên ngoài sẽ không có cung kính. Cho nên Phật Bồ Tát đích thân đến dạy, chúng ta cũng không đạt được lợi ích. Phật Bồ Tát khuyên nhủ chúng ta, đó là dưỡng phần rất tốt, bản thân chúng ta tiếp thu không được. Lỗi lầm chính tại nơi đây vậy.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật hướng dẫn chúng ta “phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm”. Phát tâm bồ đề là thành, nhất hướng chuyên niệm là kính, làm không được. Người hiện tại nhìn thấy cổ nhân, nói những thứ này không tin tưởng, tin tưởng bản thân, tin tưởng bản thân nổ lực một đời, chưa khai ngộ, vẫn còn là mê hoặc điên đảo. Nếu như quí vị tin tưởng Phật Bồ Tát, mười năm nhất định có thành tựu. Thành tựu gì? Đắc định, khai ngộ. Đắc định khai ngộ, thần thông nhất định hiện tiền. Thiên nhãn khai mở, quí vị có thể nhìn thấy thứ mà người thông thường không nhìn thấy. Đột phá tầng không gian, quí vị có thể nghe được những tin tức mà người thường không nghe được, sẽ có những giúp đỡ lớn đối với quí vị. Người phá thân kiến, hai năng lực này liền khôi phục được. Sáu thần thông là bản năng của mỗi bản thân chúng ta, bản thân tất cả đều có, không kỳ quái chút nào cả.
Tập 230 - 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta phải nhớ rằng, xem thân này là ta, như vậy họ phải trầm luân trong luân hồi lục đạo, sẽ có ba đường ác. Nếu biết thân này không phải ta, như vậy sẽ không đọa vào ba đường ác. Khởi tâm động niệm không còn nghĩ cho thân này, tuy không được đại tự tại cũng được không ít tự tại, không còn lo cho riêng mình. Không còn lo nghĩ cho thân mình, thân thể này nhất định rất mạnh khỏe, vì sao vậy? Vì thân là hoàn cảnh, nó chuyển tùy theo ý niệm. Ý niệm chánh, mỗi tế bào trong thân thể nó là tự nhiên, tự nhiên chính là mạnh khỏe nhất. Nếu như thường hay nghĩ chỗ này đau, chỗ kia không khỏe, chỗ này khỏe, chỗ kia lành mạnh. Tùy theo ý niệm của ta, toàn bộ tế bào đều thay đổi, sanh biến hóa, vấn đề là như thế. Không nghĩ đến trái lại nó lại tốt, càng nghĩ càng tệ. Đạo lý là như vậy, phải hiểu nó một cách rõ ràng minh bạch.
Nếu không vào dòng Thánh, ắt phải trầm luân sanh tử, muốn ra cũng không biết khi nào ra được”. Câu nói này là cảm thán! Tiểu tiểu Thánh quí vị không thể chứng đắc. Quí vị chắc chắn ở trong lục đạo còn tiếp tục làm việc luân hồi. Lúc nào quí vị mới có thể xa lìa lục đạo? Khó nói lắm, rất khó rất khó.
Dưới đây mấy câu nói nói rất hay, nói rất rõ ràng: Người tham luyến thân này, cho là có thân ta mà tham trước lo cho nó. Đây là hiện tượng của người bình thường. Tham kế thân là gì? Chấp trước thân này là ta. Đối với thân này khởi tâm tham luyến. Ngày ngày vì thân này mà nghĩ làm thế nào để bảo dưỡng thân thể. Làm thế nào để thân thể này sống cho dễ chịu nhất, tự tại nhất, chỉ nghĩ những thứ này, để cho thân thể đi hưởng thụ. Đây chính là tạo nghiệp. Ngày ngày thích ăn thức ăn ngon, sát hại tất cả chúng sanh, vì ai? Vì cái lưỡi. Chúng ta thường nói, lưỡi chỉ có ba tấc, hương vị đến cổ họng đi xuống thì không biết gì nữa. Chỉ vì cái lưỡi nó tham muốn vị ngon, tạo biết bao nhiêu là tội nghiệp! Sau khi thực sự hiểu rõ rồi, liền hiểu được lợi bất cập hại. Muốn vừa lòng dục vọng về mắt của chúng ta, nếu đi xem những thứ sắc đẹp. Muốn vừa lòng với dục vọng về tai phải đi nghe âm thanh hay. Tự cho rằng nghe hay. Thân thể mỗi một bộ phận, quí vị phải đi làm hài lòng dục vọng của nó, tạo nghiệp này nhiều lắm, tạo nghiệp nặng lắm rồi. Nghiệp tạo ra tương lai đều có báo ứng. Không phải tạo rồi thì không sao cả, sau khi tạo rồi thì phiền phức nhiều, ghê gớm lắm! Quí vị phải ở trong lục đạo tam đồ để chịu quả báo.
Vậy những chúng sanh khổ nạn chúng ta, vì sao vẫn còn học chưa được? Không thể trách họ, họ không có lỗi. Ba nghiệp thân khẩu ý đều không có lỗi gì. Phải trách bản thân chúng ta, bản thân chúng ta không chịu học tập cho nghiêm túc. Tôi rất chăm chỉ, tôi rất nỗ lực học tập, vì sao nói tôi không nghiêm túc học tập? Thánh hiền thế xuất thế gian, đều nói với chúng ta, tâm thái học tập quan trọng nhất, Ấn Quang Đại sư nói rất hay, một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, nghĩ xem chúng ta có thành kính hay không, có kính hay không? Thành là nói bên trong, nội tâm, kính là bên ngoài, biểu hiện bên ngoài. Hai thứ đều không có. Vì sao gọi là thành? Tiên sinh Tằng Quốc Phiên nói rất hay. Trong cuốn ghi chép của ông ấy, định nghĩa đối với chữ thành và Phật Pháp nói rất giống nhau. “Một niệm không sanh là thành”. Trong Kinh A Di Đà nói nhất tâm bất loạn, nhất tâm đó là thành. Chúng ta đã làm được hay chưa? Chúng ta là ba tâm hai ý, làm gì có thành? Từ sáng đến tối vọng tưởng, vọng niệm dẫy đầy, không thành! Bên trong không thành, bên ngoài sẽ không có cung kính. Cho nên Phật Bồ Tát đích thân đến dạy, chúng ta cũng không đạt được lợi ích. Phật Bồ Tát khuyên nhủ chúng ta, đó là dưỡng phần rất tốt, bản thân chúng ta tiếp thu không được. Lỗi lầm chính tại nơi đây vậy.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật hướng dẫn chúng ta “phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm”. Phát tâm bồ đề là thành, nhất hướng chuyên niệm là kính, làm không được. Người hiện tại nhìn thấy cổ nhân, nói những thứ này không tin tưởng, tin tưởng bản thân, tin tưởng bản thân nổ lực một đời, chưa khai ngộ, vẫn còn là mê hoặc điên đảo. Nếu như quí vị tin tưởng Phật Bồ Tát, mười năm nhất định có thành tựu. Thành tựu gì? Đắc định, khai ngộ. Đắc định khai ngộ, thần thông nhất định hiện tiền. Thiên nhãn khai mở, quí vị có thể nhìn thấy thứ mà người thông thường không nhìn thấy. Đột phá tầng không gian, quí vị có thể nghe được những tin tức mà người thường không nghe được, sẽ có những giúp đỡ lớn đối với quí vị. Người phá thân kiến, hai năng lực này liền khôi phục được. Sáu thần thông là bản năng của mỗi bản thân chúng ta, bản thân tất cả đều có, không kỳ quái chút nào cả.
- Category
- Giảng Pháp
Comments