TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC THIÊU ĐỐT RỪNG NÚI, ĐỐT LỬA KHAI HOANG.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC THIÊU ĐỐT RỪNG NÚI, ĐỐT LỬA KHAI HOANG. BẠN ĐÃ GIẾT VỐ SỐ SANH LINH. TỘI NÀY RẤT LỚN. CÓ THỂ CÓ BẠN ĐỒNG TU SẼ NÓI TÔI ĐÃ TẠO NHỮNG TỘI NGHIỆP NÀY THÌ PHẢI LÀM SAO?

Phải biết, trong hết thảy tạo tác tội nghiệp, đốt rừng núi là tội nghiệp nặng nhất. Bạn nghĩ xem, một ngọn lửa đốt lên có bao nhiêu sanh linh phải mất mạng! Còn nhiều hơn săn bắn không biết gấp bao nhiêu lần. Chúng ta dùng phương pháp gì để săn bắn cũng chẳng hại nhiều chúng sanh bằng thiêu đốt rừng núi. Khi thiêu khu rừng này, số chúng sanh bị sát hại phải tính đến số triệu, trăm triệu, những động vật nhỏ này một con cũng chẳng chạy thoát. Thật ra tạo hết thảy tội nghiệp cũng chẳng nặng bằng việc này, đây là trọng giới sát sanh.

‘Cuồng mê thủ tử’, quả báo hiện đời là hoa báo, quả báo chắc chắn ở tại địa ngục A Tỳ. Thọ tội ở địa ngục A Tỳ, trong kinh nói là vô số kiếp. Vô số kiếp xong được thoát ra, tương lai phải đền mạng hết thảy những chúng sanh bị giết hại, không thể nói giết rồi thì xong chuyện, đọa địa ngục, thọ tội địa ngục xong thì hết chuyện, vậy thì quá tiện nghi cho bạn. Thiếu tiền phải trả tiền, thiếu mạng thì phải đền mạng, bạn nói nhân quả này đáng sợ bao nhiêu. Bạn giết một chúng sanh tương lai phải đền một mạng, giết hai thì phải đền hai mạng, bạn giết bao nhiêu thì tương lai phải đền bấy nhiêu mạng. Tu hành chứng quả cũng không tránh được, không thể nói tu hành chứng quả rồi thì hết chuyện, thì có thể thiếu nợ khỏi trả tiền, thiếu nợ mạng khỏi đền mạng, nếu vậy thì chẳng phải Phật pháp đã phá hoại định luật nhân quả rồi sao? Chư vị nên biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật rồi vẫn còn phải chịu quả báo ba tháng ăn mã mạch (lúa mạch dành cho ngựa ăn). Bạn nghĩ xem nhân quả báo ứng, thành Phật rồi cũng chẳng thể tránh khỏi. Trong Cao Tăng Truyện các bạn thấy An Thế Cao, Ngài phải trả hai món nợ mạng ở Trung Quốc, đời trước ngộ sát người nên đời này cũng bị người ta ngộ sát, giết chết; chứng minh cho chúng ta nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai. Ngài là người đã chứng quả, người chứng quả tự mình rõ ràng, cam tâm tình nguyện trở lại để đền mạng, chịu cho người ta giết, chịu trả một cách rất vui vẻ vì nợ được thanh toán, đã trả dứt. Bạn mồi lửa thiêu trụi rừng núi, bạn có biết bạn đã giết hại biết bao nhiêu sanh linh hay chăng? Có bao nhiêu con kiến, động vật ở dưới đất? Tương lai đọa vào cõi súc sanh để đền mạng chẳng bao giờ dứt. Trong một đời, những tội nghiệp tạo tác trong mấy chục năm ngắn ngủi, vô lượng kiếp cũng trả chẳng hết, đáng sợ vô cùng. Trong đời này nếu chúng ta thật sự giác ngộ, thật sự có trí huệ, đời sống có gian khổ cách mấy cũng không sao cả, tuyệt đối chẳng được lợi dụng người ta mảy may. Nhất định phải giữ tâm tốt, làm việc tốt, tích đức tu thiện, đời này hết rồi, đời sau sanh đến chỗ tốt, đời sau nhất định sẽ không đọa vào tam ác đạo, đọa vào tam ác đạo thì dễ sợ lắm.

Có thể có bạn đồng tu sẽ nói tôi đã tạo những tội nghiệp này thì phải làm sao? Bản thân tôi là một thí dụ rất tốt. Lúc nhỏ trẻ tuổi háo ăn, ăn thịt chúng sanh, thịt của gia súc nuôi trong nhà ăn không ngon, ăn thịt rừng ngon hơn nên ngày nào cũng đi săn bắn. Thế nên chiêu cảm báo ứng, quả báo đoản mạng; đoản mạng là quả báo hiện đời, quả báo tương lai là đọa địa ngục A Tỳ. Sau khi ra khỏi địa ngục A Tỳ thì phải trả từng món nợ một, bạn đã tạo ra nhân thì đâu có lý nào khỏi phải chịu quả báo? Nhưng Phật nói với chúng ta chỉ cần bạn còn một hơi thở thì bạn vẫn còn cơ hội được cứu. Tuy đã tạo tội nghiệp đọa địa ngục A Tỳ, Phật cũng còn cách cứu. Vấn đề là bạn có chịu tin hay không? Nếu bạn không tin thì bạn không có cách gì cứu được; nếu bạn chịu tin thì bạn vẫn được cứu. Phật dạy: ‘Sám trừ nghiệp chướng’, trong kinh chúng ta đọc đến vua A Xà Thế tạo tội ngũ nghịch, giết cha, giết mẹ, kết cấu với Đề Bà Đạt Đa phá hoại tăng đoàn, phá hòa hợp tăng, Đề Bà Đạt Đa làm thân Phật chảy máu, hai người ác này. Đến lúc lâm chung vua A Xà Thế mới giác ngộ biết được lúc trước đã tạo ra tội lỗi, biết sai rồi, hướng về Phật cầu sám hối. Phật dạy ông ta niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, ông dùng tâm chí thành, chân thành sám hối, sức mạnh của việc sám hối vượt hơn nghiệp lực, ông vãng sanh về Cực Lạc thế giới. Vả lại phẩm vị vãng sanh rất cao, Phật nói ông ta vãng sanh Thượng phẩm Trung sanh. Người học Phật chúng ta coi đến chỗ này không phục, tạo tội nặng như vậy thì Hạ Hạ phẩm vãng sanh đã là tốt quá rồi, làm sao có thể Thượng phẩm Trung sanh? Thế mới biết sức mạnh của việc sám hối chẳng thể nghĩ bàn. Một niệm quay trở lại thì người ấy là người chí thiện, thật sự là người thiện, ngạn ngữ chúng ta thường nói: ‘Lãng tử quay về, vàng cũng chẳng chịu đổi’, ông ta thật sự đã quay về, được vậy thì siêu phàm nhập thánh.

Trích từ Địa Tạng Giảng Ký, tập 14.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment