Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 458
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Khinh an này là hưởng thụ. “Đoạn trừ thân tâm thô trọng, sử thân tâm khinh lợi an thích”. Đây là trí tuệ, vì sao đạt được khinh an? Thân tâm, quý vị xem “khinh lợi an thích”, mấu chốt ở chỗ buông bỏ, họ thật sự buông bỏ. Họ buông bỏ ưu tư, buông bỏ vướng mắc, buông bỏ phiền não, buông bỏ tập khí, nên mới đạt được thân tâm an ổn.
“Thô trọng” là gì? Thô trọng ngày nay chúng ta gọi là áp lực, thân tâm họ đều không có áp lực, buông bỏ hoàn toàn. Mỗi ngày sinh hoạt ở thế gian này, cũng phảng phất giống như sống ở thế giới Cực Lạc vậy. Cảnh giới hoa nghiêm, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, sống trong pháp giới vô ngại. Vì sao vậy? Đáp án rất đơn giản: “pháp nhĩ như thị”, nó vốn là như vậy. Cổ nhân có câu ngạn ngữ rất hay: “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi”. Thế giới này vốn là thế giới Cực Lạc, do chính chúng ta làm loạn, lời nói này là thật không hề giả.
Trong Lục Tổ Đàn Kinh, ngài Huệ Năng nói rất hay, lúc khai ngộ, câu đầu tiên ngài nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”, câu nói này hay biết bao! Tự tánh là chân tâm của chúng ta, vốn là thanh tịnh, có bị ô nhiễm chăng? Không, vĩnh viễn không bị ô nhiễm_chân tâm. Bị nhiễm ô là gì? Vọng tâm. A lại da nhận sự nhiễm ô, tâm tánh không nhận sự ô nhiễm, không có ô nhiễm. Nói cách khác, quý vị dùng chân tâm chính là thanh tịnh bình đẳng giác, dùng vọng tâm mới có ô nhiễm, mới có vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vì sao không dùng chân tâm? Dùng chân tâm chúng ta chính là Phật Bồ Tát, phàm phu thành Phật chỉ trong một niệm. Nhất niệm hồi đầu chúng ta dùng chân tâm, chúng ta không dùng vọng tâm, liền thành Phật. Những gì trong kinh nói, quý vị đều đạt được, đều là tự bản thân mình vốn có.
Nếu quý vị dùng vọng tâm, quý vị trái với tánh đức 180 độ, khổ nạn này là tự tìm, không liên quan đến bất cứ ai, càng không liên quan đến tự tánh thanh tịnh tâm. Nhưng cách nói này, đều là họa do mê hoặc gây ra. Một niệm mê gây ra luân hồi lục đạo, gây ra ba đường ác. Nó vốn không có! Hiện nay có chăng? Hiện nay vẫn còn, mà chính chúng ta cũng cho rằng là có, điều này rất phiền phức. Thế nên khinh an vô cùng quan trọng, đây là lợi ích đạt được khi mới học Phật. Nếu không có những lợi ích chân thật này, ai chịu học?
Ngày nay người học Phật rất nhiều, nhưng không được lợi ích, không đạt được lợi ích vì sao vẫn học? Cầu một chổ dựa tinh thần, vì thế gian quá khổ. Có đạt được hiệu quả chăng? Không đạt được. Nếu nói có hiệu quả, là như trong kinh nói, A lại da trồng xuống hạt giống của Phật, chỉ có lợi ích như vậy. Chủng tử này không nảy mầm, thế nên trên thực tế lợi ích không ở trong đời này, đời sau kiếp sau gặp được Phật pháp, có thể chủng tử này mới bắt đầu nảy mầm sanh trưởng, đơm hoa kết trái, như vậy là tốt. Chúng ta muốn thành tựu ngay trong đời này, chúng ta tu hành chắc chắn chỉ có pháp môn Tịnh độ, chỉ có thâm nhập một môn huân tu lâu dài. Rất nhiều trường hợp bày ra trước mắt chúng ta, những người này vì chúng ta mà làm chứng chuyển.
Phật dùng ba phương thức để giáo hóa chúng sanh, gọi là tam chuyển pháp luân. Đối với hàng thượng thượng căn không cần nói, gặp được Đức Thế Tôn liền khai ngộ, Phật chưa nói gì họ đã khai ngộ_hàng lợi căn! Phật biểu diễn ở đó, họ nhận ra, họ vừa thấy lập tức giác ngộ. Vì người diễn thuyết, diễn là biểu diễn. Những chân lý giữa vũ trụ đã diễn ra từ trong cuộc sống của ngài. Bậc thượng căn biết, hàng trung căn thì không, họ không nhìn ra được, không lãnh hội được, như vậy phải nói tường tận với họ, dùng ngôn ngữ tuyên thuyết. Hàng căn tánh trung đẳng, hạng người này chiếm đại đa số. Thế nên Đức Như Lai thuyết pháp 49 năm_hiện nay chúng ta gọi là phần tử tri thức, nói pháp là nói cho lớp phần tử tri thức. Đây là khuyên bảo mọi người, phương pháp thứ ba là khuyên họ, họ không tin, họ cần chứng kiến tận mắt mới tin tưởng. Đức Phật liền dùng phương pháp thứ ba: Tác chứng chuyển, làm chứng minh để họ nhìn thấy, họ tin tưởng, gọi là tam chuyển pháp luân.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Khinh an này là hưởng thụ. “Đoạn trừ thân tâm thô trọng, sử thân tâm khinh lợi an thích”. Đây là trí tuệ, vì sao đạt được khinh an? Thân tâm, quý vị xem “khinh lợi an thích”, mấu chốt ở chỗ buông bỏ, họ thật sự buông bỏ. Họ buông bỏ ưu tư, buông bỏ vướng mắc, buông bỏ phiền não, buông bỏ tập khí, nên mới đạt được thân tâm an ổn.
“Thô trọng” là gì? Thô trọng ngày nay chúng ta gọi là áp lực, thân tâm họ đều không có áp lực, buông bỏ hoàn toàn. Mỗi ngày sinh hoạt ở thế gian này, cũng phảng phất giống như sống ở thế giới Cực Lạc vậy. Cảnh giới hoa nghiêm, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, sống trong pháp giới vô ngại. Vì sao vậy? Đáp án rất đơn giản: “pháp nhĩ như thị”, nó vốn là như vậy. Cổ nhân có câu ngạn ngữ rất hay: “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi”. Thế giới này vốn là thế giới Cực Lạc, do chính chúng ta làm loạn, lời nói này là thật không hề giả.
Trong Lục Tổ Đàn Kinh, ngài Huệ Năng nói rất hay, lúc khai ngộ, câu đầu tiên ngài nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”, câu nói này hay biết bao! Tự tánh là chân tâm của chúng ta, vốn là thanh tịnh, có bị ô nhiễm chăng? Không, vĩnh viễn không bị ô nhiễm_chân tâm. Bị nhiễm ô là gì? Vọng tâm. A lại da nhận sự nhiễm ô, tâm tánh không nhận sự ô nhiễm, không có ô nhiễm. Nói cách khác, quý vị dùng chân tâm chính là thanh tịnh bình đẳng giác, dùng vọng tâm mới có ô nhiễm, mới có vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vì sao không dùng chân tâm? Dùng chân tâm chúng ta chính là Phật Bồ Tát, phàm phu thành Phật chỉ trong một niệm. Nhất niệm hồi đầu chúng ta dùng chân tâm, chúng ta không dùng vọng tâm, liền thành Phật. Những gì trong kinh nói, quý vị đều đạt được, đều là tự bản thân mình vốn có.
Nếu quý vị dùng vọng tâm, quý vị trái với tánh đức 180 độ, khổ nạn này là tự tìm, không liên quan đến bất cứ ai, càng không liên quan đến tự tánh thanh tịnh tâm. Nhưng cách nói này, đều là họa do mê hoặc gây ra. Một niệm mê gây ra luân hồi lục đạo, gây ra ba đường ác. Nó vốn không có! Hiện nay có chăng? Hiện nay vẫn còn, mà chính chúng ta cũng cho rằng là có, điều này rất phiền phức. Thế nên khinh an vô cùng quan trọng, đây là lợi ích đạt được khi mới học Phật. Nếu không có những lợi ích chân thật này, ai chịu học?
Ngày nay người học Phật rất nhiều, nhưng không được lợi ích, không đạt được lợi ích vì sao vẫn học? Cầu một chổ dựa tinh thần, vì thế gian quá khổ. Có đạt được hiệu quả chăng? Không đạt được. Nếu nói có hiệu quả, là như trong kinh nói, A lại da trồng xuống hạt giống của Phật, chỉ có lợi ích như vậy. Chủng tử này không nảy mầm, thế nên trên thực tế lợi ích không ở trong đời này, đời sau kiếp sau gặp được Phật pháp, có thể chủng tử này mới bắt đầu nảy mầm sanh trưởng, đơm hoa kết trái, như vậy là tốt. Chúng ta muốn thành tựu ngay trong đời này, chúng ta tu hành chắc chắn chỉ có pháp môn Tịnh độ, chỉ có thâm nhập một môn huân tu lâu dài. Rất nhiều trường hợp bày ra trước mắt chúng ta, những người này vì chúng ta mà làm chứng chuyển.
Phật dùng ba phương thức để giáo hóa chúng sanh, gọi là tam chuyển pháp luân. Đối với hàng thượng thượng căn không cần nói, gặp được Đức Thế Tôn liền khai ngộ, Phật chưa nói gì họ đã khai ngộ_hàng lợi căn! Phật biểu diễn ở đó, họ nhận ra, họ vừa thấy lập tức giác ngộ. Vì người diễn thuyết, diễn là biểu diễn. Những chân lý giữa vũ trụ đã diễn ra từ trong cuộc sống của ngài. Bậc thượng căn biết, hàng trung căn thì không, họ không nhìn ra được, không lãnh hội được, như vậy phải nói tường tận với họ, dùng ngôn ngữ tuyên thuyết. Hàng căn tánh trung đẳng, hạng người này chiếm đại đa số. Thế nên Đức Như Lai thuyết pháp 49 năm_hiện nay chúng ta gọi là phần tử tri thức, nói pháp là nói cho lớp phần tử tri thức. Đây là khuyên bảo mọi người, phương pháp thứ ba là khuyên họ, họ không tin, họ cần chứng kiến tận mắt mới tin tưởng. Đức Phật liền dùng phương pháp thứ ba: Tác chứng chuyển, làm chứng minh để họ nhìn thấy, họ tin tưởng, gọi là tam chuyển pháp luân.
- Category
- Giảng Pháp
Comments