Tu hành là việc rất khổ, nhưng thời gian ngắn mà không muốn, thì về sau chịu khổ vô vàn....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 516
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Đức Phật nói pháp môn này là pháp khó tin, tôi lãnh hội một cách sâu sắc rằng, đúng là khó tin! Đây không phải giả, đây là pháp môn khó tin. Thế nên Đức Phật nói mấy câu này, chúng ta lãnh hội ý nghĩa này một cách rất sâu sắc.
“Một đời cần khổ, chỉ như khoảnh khắc”, cần khổ tức là tinh cần phấn đấu tu hành. Tu hành là việc rất khổ, nhưng thời gian ngắn, không dài. “Đời sau sanh về Cực Lạc, niềm vui này không có cùng tận”, tương lai sanh về Cực Lạc, khổ không còn, thật sự đã ly khổ đắc lạc. Ở thế gian này chúng ta chỉ chịu khổ trong thời gian ngắn mà không muốn, thì về sau chịu khổ vô vàn, khổ về sau đó là cái khổ đời đời kiếp kiếp. Nếu như thấu hiểu được vấn đề này, chúng ta sẽ tinh tấn y giáo phụng hành, đau khổ lâu dài chi bằng đau khổ ngắn. Bây giờ chịu hết chút khổ này là không còn nữa, vãng sanh thế giới Cực Lạc sẽ không còn khổ nữa.
“Thế giới Cực Lạc, vi diệu an lạc vô biên, vượt trên mười phương, không bao giờ dừng, nên gọi là vô cực”. Cực Lạc, sanh đến thế giới Cực Lạc, quý vị vĩnh viễn từ biệt chữ khổ này, đoạn tận hoàn toàn, vậy khổ của mấy năm này có đáng chăng? Khổ của mấy năm nay, coi như chúng ta đã lãnh chịu hết tất cả nhân của khổ tích lũy từ vô lượng kiếp, về sau không còn nữa, là điều cần nên làm.
Tu hành rất khổ, hạ thủ từ việc đọc tụng, phải đọc kinh trước. Cổ nhân nói: Nếu như có ba tháng hay nửa năm, quý vị sẽ nếm được pháp vị, khổ tận cam lai, pháp vị là gì? Sanh khởi tâm hoan hỷ, xuất hiện niềm vui như Khổng Tử và Nhan Hồi. Niềm vui của họ là gì? Học mà được hành thì không có gì vui bằng. Quý vị xuất hiện cảnh giới này. Cao hơn nữa là cảnh giới Phật Bồ Tát, pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ, quả thật là đã nhìn thấu buông bỏ.
“Như Khuyên Tâm Vãng Sanh Luận của sa môn Nhẫn Không tông Thiên Thai”. Pháp sư Nhẫn Không trước tác bộ sách này, trong này nói: “Đời này vinh hoa chỉ một thời kỳ, nhưng kết quả khổ đến ức kiếp”. Chúng ta đời này vinh hoa phú quý, trong đời này vinh hoa phú quý có tạo nghiệp chăng? Quý vị thử nghĩ xem, trong vinh hoa phú quý có tham sân si mạn chăng? Tham sân si mạn chính là tạo nhân của khổ, tương lai kết quả khổ, phải chịu quả khổ này bao lâu? Phải chịu đến ức kiếp, những nghiệp mình gây ra trong một đời, phải chịu khổ đến ức kiếp.
“Hiện thế cần tu tu di chi gian, khai giác nhụy ư tam minh”. Hiện nay chúng ta siêng năng nổ lực tu hành, tu bao lâu? Thời gian tu không dài, chỉ vài năm gian khổ, tương lai vãng sanh về thế giới tây phương Cực Lạc, liền “Khai giác nhụy ư tam minh”. Nhụy là nhụy hoa, trung tâm của hoa gọi là nhụy, tam minh chính là lục thông. Tam minh lục thông là nói đến quả đức.
Bên dưới nói: “Nên nhân nhỏ mà quả lớn, thời gian thọ báo dài. Trong kinh nói: Phàm những người được vãng sanh sẽ vĩnh viễn bạt trừ nguồn gốc sanh tử, không còn trở lại chịu những đau khổ hoạn nạn, thọ ngàn vạn kiếp, tự tại tùy ý”. Đây là điều chúng ta nên ghi nhớ để áp dụng, phải hạ quyết tâm, phải y giáo phụng hành.

......Hạng người này không cần nhắc đến, là giả, không phải thật, hoàn toàn là giả. Câu này đáng để cho người đọc sách chúng ta phản tỉnh, tôi có tự đại chăng? Tôi có đố kỵ chăng? Tôi có tâm hiếu thắng chăng? Có muốn thành tựu chăng? Nếu có những ý niệm này thì không phải quân tử, nhà Nho gọi là tiểu nhân, vì sao vậy? Gọi là khuyết đức, họ không có đức, có tài không có đức. Có tài không có đức, thì những gì người này làm trong đời không phải thiện nghiệp. Họ hành thiện nhất định là có lợi cho mình, có danh có lợi. Nếu không có danh không có lợi, họ sẽ không làm. Cũng chính là nói, tiêu chuẩn của những gì họ làm là danh lợi, phù hợp với danh lợi thì tôi làm, không phù hợp thì tôi không làm, dù việc có tốt cũng không làm. Như vậy nghiệp trong đời họ tạo, sau cùng rất có thể là đọa vào ba ác đạo. Chỉ biết lợi nhỏ trước mắt, không quan tâm hậu quả về sau, đây không phải người thông minh, không phải người có trí tuệ. Người có trí tuệ không xem hiện tại, chỉ xem tương lai, một chút lợi hiện tại chẳng là gì cả, phải xem hậu quả.
Cõi người là then chốt giữa thiện và ác, không gian không lớn, thời gian không dài. Thời gian của ba đường ác dài.....
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment