Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 353
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thượng bối vãng sanh, trung bối vãng sanh, hạ bối vãng sanh. Hạ bối là cõi đồng cư, trung bối là cõi phương tiện, thượng bối là cõi thật báo. Điều kiện vãng sanh của tam bối thượng trung hạ là tương đồng, là phát tâm bồ đề một lòng chuyên niệm, là tương đồng.
Tâm bồ đề, tâm bồ đề là giác ngộ. Như thế nào gọi là giác ngộ, như thế nào gọi là mê hoặc? Vì đau khổ của tất cả chúng sanh mà giác ngộ, còn vì mình là mê. Tôi giải thích như vậy mọi người sẽ dễ lãnh hội hơn. Vì chúng sanh, nếu còn một niệm vì mình, thì tuy giác ngộ nhưng còn một chút mê tình trong đó. Không nên xem thường một chút mê tình này. Một chút mê tình này nó có thể đem toàn bộ tâm giác phá hoại đi.
Thầy Lý lúc còn tại thế hằng năm giảng kinh. Ông dùng đề hồ làm ví dụ. Đề hồ là thức uống của thiên nhân, nước uống tốt nhất trong các loại. Thức uống tốt nhất của thiên nhân gọi là đề hồ. Ông nói một ly, nếu trong một ly đề hồ này, bỏ một giọt thuốc độc vào trong, thì ly đề hồ đó điều biến thành thuốc độc. Ví dụ này dụng ý rất sâu sắc. Chính là trong tâm bồ đề của chúng ta, còn có một chút tâm tự tư tự lợi, thì tâm đó chính là độc dược. Tâm bồ đề chính là đề hồ. Một giọt độc dược đó lẫn lộn vào trong, thì đề hồ này không còn gọi là đề hồ nữa mà gọi là thuốc độc. Tâm này niệm Phật không thể vãng sanh. Như vậy người nào phát tâm bồ đề mà không có chút tự tự tự lợi trong đó? Chúng ta nghĩ ngược lại, sau khi phát tâm bồ đề không có chút ý niệm tự tư tự lợi nào trong đó, thì thật đáng nể, không có tâm riêng tư. Khi không có tâm riêng tư mới có thể cảm ứng đạo giao với chư Phật Bồ Tát, niệm câu Phật hiệu này mới tương ưng với Phật A Di Đà. Đã thông đạt, không còn chướng ngại. Một chút ý niệm tự tư đều là chướng ngại. Nói thật với quý vị, không phải chướng ngại nhỏ, mà là đại chướng ngại. Ý chính là nói, trong đề hồ không nên có chút độc dược nào xen tạp vào trong. Phải tu cho chân tâm mình thuần tịnh thuần thiện.
Tâm bồ đề là chân tâm, không phải vọng tâm. Dùng tâm này để niệm Phật A Di Đà. Niệm lâu ngày, thật sự có thể niệm mất A lại da. A lại da là vọng tâm. Lâu ngày không dùng, nó tự nhiên bị đào thải. Không cần cố ý đoạn tận nó, đến lúc tự nhiên nó không còn. Nên trong Luận Chú nói, những người này, những hội chúng này đều là từ trong trí tuệ tâm thanh tịnh của Di Đà Như Lai sanh ra. Vẫn là ví dụ, tâm lượng này giống như biển lớn vậy, chỗ nào cũng có thể dung chứa. Thánh chúng của thế giới tây phương Cực Lạc, là người của phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh. Đến thế giới Cực Lạc đều được oai thần của Phật A Di Đà gia trì, làm Bồ Tát A Duy Việt Trí. Tâm lượng của mỗi người giống như Phật A Di Đà, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”. Đó là thánh của thế giới tây phương. Tâm lượng chúng ta như vậy, tâm lượng thật. Tâm lượng nhỏ làm sao có thể vào được? Nên mỗi người đều là tâm lượng lớn, mỗi người đều không có cái ta. Điều này chúng ta không thể không biết.
Tập 353
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thượng bối vãng sanh, trung bối vãng sanh, hạ bối vãng sanh. Hạ bối là cõi đồng cư, trung bối là cõi phương tiện, thượng bối là cõi thật báo. Điều kiện vãng sanh của tam bối thượng trung hạ là tương đồng, là phát tâm bồ đề một lòng chuyên niệm, là tương đồng.
Tâm bồ đề, tâm bồ đề là giác ngộ. Như thế nào gọi là giác ngộ, như thế nào gọi là mê hoặc? Vì đau khổ của tất cả chúng sanh mà giác ngộ, còn vì mình là mê. Tôi giải thích như vậy mọi người sẽ dễ lãnh hội hơn. Vì chúng sanh, nếu còn một niệm vì mình, thì tuy giác ngộ nhưng còn một chút mê tình trong đó. Không nên xem thường một chút mê tình này. Một chút mê tình này nó có thể đem toàn bộ tâm giác phá hoại đi.
Thầy Lý lúc còn tại thế hằng năm giảng kinh. Ông dùng đề hồ làm ví dụ. Đề hồ là thức uống của thiên nhân, nước uống tốt nhất trong các loại. Thức uống tốt nhất của thiên nhân gọi là đề hồ. Ông nói một ly, nếu trong một ly đề hồ này, bỏ một giọt thuốc độc vào trong, thì ly đề hồ đó điều biến thành thuốc độc. Ví dụ này dụng ý rất sâu sắc. Chính là trong tâm bồ đề của chúng ta, còn có một chút tâm tự tư tự lợi, thì tâm đó chính là độc dược. Tâm bồ đề chính là đề hồ. Một giọt độc dược đó lẫn lộn vào trong, thì đề hồ này không còn gọi là đề hồ nữa mà gọi là thuốc độc. Tâm này niệm Phật không thể vãng sanh. Như vậy người nào phát tâm bồ đề mà không có chút tự tự tự lợi trong đó? Chúng ta nghĩ ngược lại, sau khi phát tâm bồ đề không có chút ý niệm tự tư tự lợi nào trong đó, thì thật đáng nể, không có tâm riêng tư. Khi không có tâm riêng tư mới có thể cảm ứng đạo giao với chư Phật Bồ Tát, niệm câu Phật hiệu này mới tương ưng với Phật A Di Đà. Đã thông đạt, không còn chướng ngại. Một chút ý niệm tự tư đều là chướng ngại. Nói thật với quý vị, không phải chướng ngại nhỏ, mà là đại chướng ngại. Ý chính là nói, trong đề hồ không nên có chút độc dược nào xen tạp vào trong. Phải tu cho chân tâm mình thuần tịnh thuần thiện.
Tâm bồ đề là chân tâm, không phải vọng tâm. Dùng tâm này để niệm Phật A Di Đà. Niệm lâu ngày, thật sự có thể niệm mất A lại da. A lại da là vọng tâm. Lâu ngày không dùng, nó tự nhiên bị đào thải. Không cần cố ý đoạn tận nó, đến lúc tự nhiên nó không còn. Nên trong Luận Chú nói, những người này, những hội chúng này đều là từ trong trí tuệ tâm thanh tịnh của Di Đà Như Lai sanh ra. Vẫn là ví dụ, tâm lượng này giống như biển lớn vậy, chỗ nào cũng có thể dung chứa. Thánh chúng của thế giới tây phương Cực Lạc, là người của phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh. Đến thế giới Cực Lạc đều được oai thần của Phật A Di Đà gia trì, làm Bồ Tát A Duy Việt Trí. Tâm lượng của mỗi người giống như Phật A Di Đà, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”. Đó là thánh của thế giới tây phương. Tâm lượng chúng ta như vậy, tâm lượng thật. Tâm lượng nhỏ làm sao có thể vào được? Nên mỗi người đều là tâm lượng lớn, mỗi người đều không có cái ta. Điều này chúng ta không thể không biết.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments