Trong tâm bồ đề của chúng ta, còn có một chút tâm tự tư tự lợi. Thì Tâm đó chính là Độc Dược....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
3 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 353
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .


Buông bỏ không dễ, mà nhìn thấu suốt càng khó. Thật sự nhìn thấu thì buông bỏ sẽ rất dễ. Không buông bỏ được, chúng ta nhận thấy không buông bỏ chính là không nhìn thấu suốt, không hiểu thấu triệt chân tướng sự thật. Sao lại còn tập khí lỗi lầm này chướng ngại ta?
Vãng sanh thế giới Cực Lạc, phương pháp rất đơn giản, chính là một câu danh hiệu. Câu danh hiệu này có thể đoạn tận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Không phải thật sự diệt tận, nhưng cũng phải niệm để làm cho nó không khởi tác dụng. Đây là gì? Là chế phục phiền não, sanh vào cỏi phàm thánh đồng cư.
Nếu thật sự bỏ nó, đoạn tận nó, như vậy không phải là cõi đồng cư mà là cõi phương tiện hữu dư, cõi thật báo trang nghiêm. Chúng ta niệm Phật, bình thường được coi là rất siêng năng, mặc dù một ngày niệm mười danh Phật hiệu, hoặc giống như Hoàng Niệm Tổ, thật hiếm thấy, một ngày niệm 40 vạn danh Phật hiệu, nhưng nếu như ông không buông bỏ, thì không vãng sanh được. Chứ chẳng phải ai niệm Phật cũng được vãng sanh đâu. Người niệm Phật không buông bỏ, thì họ cũng không được vãng sanh được. Trong pháp thế gian hay Phật pháp, chỉ cần có một điều chưa buông bỏ, phước báo họ lớn, ít tạo ác nghiệp thì họ được sanh thiên, hoặc đầu thai về lại cõi người. Nếu tạo nhiều ác nghiệp hơn thiện nghiệp, họ sẽ đầu thai vào trong ba đường ác.Điều này pháp sư Quán Đảnh nói rất rõ ràng, người niệm Phật có một trăm loại quả báo không giống nhau. Chúng ta niệm Phật là vì sao? Vì sao niệm Phật, vì sao cầu sanh thế giới Cực Lạc? Điều này nên học ngài Huệ Năng là không sai. Vì sao tôi niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc? Vì để làm Phật. Tôi vì điều này chứ không vì điều gì khác. Vì sao phải làm Phật? Vì phổ độ chúng sanh. Chỉ có thành Phật mới có trí tuệ, thần thông, năng lực để giáo hoá tất cả chúng sanh. Nguyện này với nguyện của Phật A Di Đà và nguyện của chư Phật Như Lai trong mười phương hoàn toàn tương đồng. Không phải cầu an lạc cho chính mình, không phải vì thăng quan phát tài cho mình, không phải vì mình được đại phước báo đại trí tuệ, không phải. Nếu có điều nào vì mình, chính là chướng ngại.
Chúng ta tất cả là vì mình vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, ở cõi phàm thánh đồng cư. Nhưng cần phải nhớ, trong kinh nói rất rõ ràng. Thượng bối vãng sanh, trung bối vãng sanh, hạ bối vãng sanh. Hạ bối là cõi đồng cư, trung bối là cõi phương tiện, thượng bối là cõi thật báo. Điều kiện vãng sanh của tam bối thượng trung hạ là tương đồng, là phát tâm bồ đề một lòng chuyên niệm, là tương đồng.
Tâm bồ đề, tâm bồ đề là giác ngộ. Như thế nào gọi là giác ngộ, như thế nào gọi là mê hoặc? Vì đau khổ của tất cả chúng sanh mà giác ngộ, còn vì mình là mê. Tôi giải thích như vậy mọi người sẽ dễ lãnh hội hơn. Vì chúng sanh, nếu còn một niệm vì mình, thì tuy giác ngộ nhưng còn một chút mê tình trong đó. Không nên xem thường một chút mê tình này. Một chút mê tình này nó có thể đem toàn bộ tâm giác phá hoại đi.
Thầy Lý lúc còn tại thế hằng năm giảng kinh. Ông dùng đề hồ làm ví dụ. Đề hồ là thức uống của thiên nhân, nước uống tốt nhất trong các loại. Thức uống tốt nhất của thiên nhân gọi là đề hồ. Ông nói một ly, nếu trong một ly đề hồ này, bỏ một giọt thuốc độc vào trong, thì ly đề hồ đó điều biến thành thuốc độc. Ví dụ này dụng ý rất sâu sắc. Chính là trong tâm bồ đề của chúng ta, còn có một chút tâm tự tư tự lợi, thì tâm đó chính là độc dược. Tâm bồ đề chính là đề hồ. Một giọt độc dược đó lẫn lộn vào trong, thì đề hồ này không còn gọi là đề hồ nữa mà gọi là thuốc độc. Tâm này niệm Phật không thể vãng sanh. Như vậy người nào phát tâm bồ đề mà không có chút tự tự tự lợi trong đó? Chúng ta nghĩ ngược lại, sau khi phát tâm bồ đề không có chút ý niệm tự tư tự lợi nào trong đó, thì thật đáng nể, không có tâm riêng tư. Khi không có tâm riêng tư mới có thể cảm ứng đạo giao với chư Phật Bồ Tát, niệm câu Phật hiệu này mới tương ưng với Phật A Di Đà. Đã thông đạt, không còn chướng ngại. Một chút ý niệm tự tư đều là chướng ngại. Nói thật với quý vị, không phải chướng ngại nhỏ, mà là đại chướng ngại. Ý chính là nói, trong đề hồ không nên có chút độc dược nào xen tạp vào trong. Phải tu cho chân tâm mình thuần tịnh thuần thiện.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment