Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa ...Tập 126
Phương pháp tu phổ đẳng của chúng ta cao minh hơn các pháp môn khác, nên pháp môn Tịnh Tông tuyệt diệu, thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Chúng ta mới có đôi chút chấp trước thì đã mê mất rồi, phiền não đã dấy lên hiện hành. Cổ đại đức nói: Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Vì sao? Chúng ta là phàm phu, lăn lộn trong sanh tử luân hồi vô lượng kiếp, làm sao có thể chẳng khởi phiền não? Đương nhiên là kẻ ấy khởi phiền não; do đó, khởi phiền não là một hiện tượng bình thường, nói không sợ niệm khởi vì đó là hiện tượng bình thường. Sợ điều gì? Quý vị giác quá chậm, phải giác mau! Giác là gì? A Di Đà Phật là giác, niệm vừa mới dấy, liền lập tức giác ngộ A Di Đà Phật, dùng một câu A Di Đà Phật để hóa giải, thảy đều trụ trong Phổ Đẳng tam-muội của A Di Đà Phật. Thuận cảnh, thiện duyên, A Di Đà Phật! Nghịch cảnh, ác duyên, vẫn là A Di Đà Phật, chẳng phải là xóa bằng rồi ư? Điều này khiến cho tất cả các pháp môn đều chẳng thể sánh bằng niệm Phật! Niệm Phật giác mau chóng, niệm trước vừa mê, tâm vừa động, chúng ta thường nói là phiền não dấy lên, tập khí hiện tiền bèn A Di Đà Phật, trở về nẻo chánh. A Di Đà Phật là đức hiệu của tự tánh; niệm một câu A Di Đà Phật là trở về tự tánh, tự tánh là thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Quý vị thấy bất thất định ý chẳng mất định ý, tuy hoạt động như vậy, họ vẫn chẳng khởi tâm động niệm y như cũ. Bất thất định ý chính là không khởi tâm, không động niệm, tuyệt lắm thay! Vì thế, chúng ta đọc những câu kinh văn này, biết chư Phật Như Lai chẳng nói dối. Câu nào cũng đều là chân thật, Như Lai là thật ngữ, chân ngữ, như ngữ, chúng ta chân thành ngưỡng vọng, tin tưởng, ngưỡng mộ, tin sâu chẳng ngờ, há lẽ nào chẳng vãng sanh? Cơ hội này trăm ngàn vạn kiếp khó gặp gỡ, nay đã gặp. Cư sĩ Bành Tế Thanh nói nhân duyên rất khó gặp gỡ, ông ta nói một ngày hiếm có khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay. Ngày nay chúng ta đã gặp, nếu đời này chẳng vãng sanh Tịnh Độ, quý vị thật sự sai lầm mất rồi!
Phương pháp tu phổ đẳng của chúng ta cao minh hơn các pháp môn khác, nên pháp môn Tịnh Tông tuyệt diệu, thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Chúng ta mới có đôi chút chấp trước thì đã mê mất rồi, phiền não đã dấy lên hiện hành. Cổ đại đức nói: Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Vì sao? Chúng ta là phàm phu, lăn lộn trong sanh tử luân hồi vô lượng kiếp, làm sao có thể chẳng khởi phiền não? Đương nhiên là kẻ ấy khởi phiền não; do đó, khởi phiền não là một hiện tượng bình thường, nói không sợ niệm khởi vì đó là hiện tượng bình thường. Sợ điều gì? Quý vị giác quá chậm, phải giác mau! Giác là gì? A Di Đà Phật là giác, niệm vừa mới dấy, liền lập tức giác ngộ A Di Đà Phật, dùng một câu A Di Đà Phật để hóa giải, thảy đều trụ trong Phổ Đẳng tam-muội của A Di Đà Phật. Thuận cảnh, thiện duyên, A Di Đà Phật! Nghịch cảnh, ác duyên, vẫn là A Di Đà Phật, chẳng phải là xóa bằng rồi ư? Điều này khiến cho tất cả các pháp môn đều chẳng thể sánh bằng niệm Phật! Niệm Phật giác mau chóng, niệm trước vừa mê, tâm vừa động, chúng ta thường nói là phiền não dấy lên, tập khí hiện tiền bèn A Di Đà Phật, trở về nẻo chánh. A Di Đà Phật là đức hiệu của tự tánh; niệm một câu A Di Đà Phật là trở về tự tánh, tự tánh là thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Quý vị thấy bất thất định ý chẳng mất định ý, tuy hoạt động như vậy, họ vẫn chẳng khởi tâm động niệm y như cũ. Bất thất định ý chính là không khởi tâm, không động niệm, tuyệt lắm thay! Vì thế, chúng ta đọc những câu kinh văn này, biết chư Phật Như Lai chẳng nói dối. Câu nào cũng đều là chân thật, Như Lai là thật ngữ, chân ngữ, như ngữ, chúng ta chân thành ngưỡng vọng, tin tưởng, ngưỡng mộ, tin sâu chẳng ngờ, há lẽ nào chẳng vãng sanh? Cơ hội này trăm ngàn vạn kiếp khó gặp gỡ, nay đã gặp. Cư sĩ Bành Tế Thanh nói nhân duyên rất khó gặp gỡ, ông ta nói một ngày hiếm có khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay. Ngày nay chúng ta đã gặp, nếu đời này chẳng vãng sanh Tịnh Độ, quý vị thật sự sai lầm mất rồi!
- Category
- Giảng Pháp
Comments