Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán Tập 36
Bạn thấy Thế Tôn ở trong kinh giáo vô số lần dạy bảo chúng ta "nhân giới được định, nhân định khai trí tuệ", tu học Phật pháp mục tiêu sau cùng là khai trí tuệ. Trí tuệ từ do đâu mà ra? Trí tuệ từ thiền định mà ra. Thiền định từ do đâu mà có? Thiền định từ trì giới mà được. Nếu như trì giới không có được thiền định, trì giới liền biến thành phước báo, biến thành phước báo trời người. Tại vì sao trì giới rất tốt mà họ không thể có được thiền định, đặc biệt là ở vào thời đại hiện tại này của chúng ta, vì sao vậy? Người trì giới quá ít, cho nên đặc biệt cung kính đối với người trì giới, đặc biệt tán thán đối với người trì giới, khi vừa cung kính, vừa tán thán, họ liền biến thành cống cao ngã mạn, liền cảm thấy chính mình rất cừ khôi rồi, cao nhân bậc nhất, người khác đều không bằng như ta, bạn thấy người này không giữ giới, người kia phá giới, trong lòng họ thường hay nghĩ đến những việc này nên không thể được định, thế là giới đó của họ là biểu hiện bên ngoài, họ không phải là thật, công phu của họ bị hỏng hết. Không nên cho rằng nghịch cảnh sẽ chướng ngại bạn, thuận cảnh chướng ngại bạn còn lợi hại hơn so với nghịch cảnh. Bạn vốn dĩ tu cũng không tệ, bị người khác vừa tán thán, vừa cúng dường, liền bị mê hoặc, liền bị hồ đồ, đây là việc vô cùng đáng sợ, bất cứ một người thành công nào đều phải đột phá cái cửa ải này. Tán thán thì thế nào? Tán thán thì sanh tâm hỗ thẹn, thường hay nghĩ ta còn kém xa so với Bồ Tát so với Phật, tâm ngạo mạn sẽ không sanh khởi, bạn mới không thoái chuyển, không nên so với người thông thường. Bạn thấy mình trì giới, người kia không trì giới, ta mạnh hơn người đó nhiều, cái ý niệm này không phải là ý niệm tốt, cái ý niệm này thảy đều phá hỏng hết công hạnh của chính mình, cho nên phải hướng đến tổ sư mà so, phải hướng đến Phật Bồ Tát mà so.
Ngay chỗ này nói rất hay: "Ư Dục". Dục là dục vọng, trong dục vọng có tài, sắc, danh, thực, thuỳ, năm dục, quyết định không có tham luyến. Tôi có thấy qua, chân thật là một vị hòa thượng tốt, tôi tôn kính ông từ trong nội tâm, ông không tham tài, ông không tham sắc, ông cũng không tham ăn, cũng không tham mặc, nhưng có một tâm bệnh tham danh, người khác tán thán ông, ông hoan hỉ, hỏng chính ngay chỗ này, phá hoại hết công hạnh của chính mình, rất đáng sợ! Do đó không nên nếm phải chút danh vọng lợi dưỡng. Thế nhưng bạn ở ngay trong cuộc sống thường ngày thường hay gặp, khi gặp rồi bạn phải có tâm cảnh giác cao độ, bạn không thể không ứng phó với nó, bởi vì trong Phật pháp dạy chúng ta, Bồ Tát ở nơi nào đều khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ, hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, thế nhưng chính mình phải có cảnh giác cao độ, phải có một giới tuyến, thuận cảnh thiện duyên không có tâm tham luyến, nghịch cảnh ác duyên không có tâm oán hận, cũng chính là mỗi giờ mỗi phút biết được giữ gìn tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh của chính mình. Việc này là quan trọng. Trên đề Kinh Vô Lượng Thọ, bạn thấy "thanh tịnh-bình đẳng-giác", đó là nhân của Bồ Tát tu thành Phật đạo. Chúng ta nên biết, thanh tịnh bình đẳng giác mới là chân thật đáng quý, thứ này thì không thể xả bỏ, các thứ khác thảy đều có thể buông xả. Nếu như đối với năm dục sáu trần có chút tham luyến, không buông xả được, cái định này sẽ không có, họ tu không thành công, buông xả cái này họ mới có thể tu định. "Chư thứ đệ định", cái định này trước tiên từ nền tảng, Tứ Thiền Bát Định phải bắt đầu từ chỗ này. Người niệm Phật chúng ta niệm một câu "A Di Đà Phật" cũng là tu định, việc này phải nên biết, đây là cái điểm rất thù thắng, ở vào lúc nào vậy? Khi ở trong thuận cảnh có một ý niệm tham khởi lên thì "A Di Đà Phật", đánh mất đi cái ý niệm này, quay về với A Di Đà Phật; nghịch cảnh ác duyên hiện tiền, trong lòng có một chút không vui, phải mau niệm "A Di Đà Phật". Việc này đại đức xưa thường hay nói "không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm". Ý niệm khởi lên là tập khí của bạn, khẳng định bạn sẽ khởi lên, thế nhưng khởi lên mà để nó tiếp tục phát triển, cái phiền phức này sẽ to, vậy thì bạn liền tạo nghiệp. Một cái vọng niệm khởi lên, không cần lo, cái vọng niệm thứ hai, cái vọng niệm thứ ba liền biến thành nghiệp chướng, cho nên cái vọng niệm thứ hai liền đổi thành "A Di Đà Phật", dùng câu "A Di Đà Phật" đánh bạt hết tất cả những dục niệm khác, đây gọi là biết niệm Phật. Từ sớm đến tối như vậy mà niệm, niệm đến mấy năm, thông thường nói ba năm thì gần được, bạn liền có năng lực đề kháng những tạp niệm dục vọng này, công phu của bạn mới thành tựu.
Bạn thấy Thế Tôn ở trong kinh giáo vô số lần dạy bảo chúng ta "nhân giới được định, nhân định khai trí tuệ", tu học Phật pháp mục tiêu sau cùng là khai trí tuệ. Trí tuệ từ do đâu mà ra? Trí tuệ từ thiền định mà ra. Thiền định từ do đâu mà có? Thiền định từ trì giới mà được. Nếu như trì giới không có được thiền định, trì giới liền biến thành phước báo, biến thành phước báo trời người. Tại vì sao trì giới rất tốt mà họ không thể có được thiền định, đặc biệt là ở vào thời đại hiện tại này của chúng ta, vì sao vậy? Người trì giới quá ít, cho nên đặc biệt cung kính đối với người trì giới, đặc biệt tán thán đối với người trì giới, khi vừa cung kính, vừa tán thán, họ liền biến thành cống cao ngã mạn, liền cảm thấy chính mình rất cừ khôi rồi, cao nhân bậc nhất, người khác đều không bằng như ta, bạn thấy người này không giữ giới, người kia phá giới, trong lòng họ thường hay nghĩ đến những việc này nên không thể được định, thế là giới đó của họ là biểu hiện bên ngoài, họ không phải là thật, công phu của họ bị hỏng hết. Không nên cho rằng nghịch cảnh sẽ chướng ngại bạn, thuận cảnh chướng ngại bạn còn lợi hại hơn so với nghịch cảnh. Bạn vốn dĩ tu cũng không tệ, bị người khác vừa tán thán, vừa cúng dường, liền bị mê hoặc, liền bị hồ đồ, đây là việc vô cùng đáng sợ, bất cứ một người thành công nào đều phải đột phá cái cửa ải này. Tán thán thì thế nào? Tán thán thì sanh tâm hỗ thẹn, thường hay nghĩ ta còn kém xa so với Bồ Tát so với Phật, tâm ngạo mạn sẽ không sanh khởi, bạn mới không thoái chuyển, không nên so với người thông thường. Bạn thấy mình trì giới, người kia không trì giới, ta mạnh hơn người đó nhiều, cái ý niệm này không phải là ý niệm tốt, cái ý niệm này thảy đều phá hỏng hết công hạnh của chính mình, cho nên phải hướng đến tổ sư mà so, phải hướng đến Phật Bồ Tát mà so.
Ngay chỗ này nói rất hay: "Ư Dục". Dục là dục vọng, trong dục vọng có tài, sắc, danh, thực, thuỳ, năm dục, quyết định không có tham luyến. Tôi có thấy qua, chân thật là một vị hòa thượng tốt, tôi tôn kính ông từ trong nội tâm, ông không tham tài, ông không tham sắc, ông cũng không tham ăn, cũng không tham mặc, nhưng có một tâm bệnh tham danh, người khác tán thán ông, ông hoan hỉ, hỏng chính ngay chỗ này, phá hoại hết công hạnh của chính mình, rất đáng sợ! Do đó không nên nếm phải chút danh vọng lợi dưỡng. Thế nhưng bạn ở ngay trong cuộc sống thường ngày thường hay gặp, khi gặp rồi bạn phải có tâm cảnh giác cao độ, bạn không thể không ứng phó với nó, bởi vì trong Phật pháp dạy chúng ta, Bồ Tát ở nơi nào đều khiến cho tất cả chúng sanh sanh tâm hoan hỉ, hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức, thế nhưng chính mình phải có cảnh giác cao độ, phải có một giới tuyến, thuận cảnh thiện duyên không có tâm tham luyến, nghịch cảnh ác duyên không có tâm oán hận, cũng chính là mỗi giờ mỗi phút biết được giữ gìn tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh của chính mình. Việc này là quan trọng. Trên đề Kinh Vô Lượng Thọ, bạn thấy "thanh tịnh-bình đẳng-giác", đó là nhân của Bồ Tát tu thành Phật đạo. Chúng ta nên biết, thanh tịnh bình đẳng giác mới là chân thật đáng quý, thứ này thì không thể xả bỏ, các thứ khác thảy đều có thể buông xả. Nếu như đối với năm dục sáu trần có chút tham luyến, không buông xả được, cái định này sẽ không có, họ tu không thành công, buông xả cái này họ mới có thể tu định. "Chư thứ đệ định", cái định này trước tiên từ nền tảng, Tứ Thiền Bát Định phải bắt đầu từ chỗ này. Người niệm Phật chúng ta niệm một câu "A Di Đà Phật" cũng là tu định, việc này phải nên biết, đây là cái điểm rất thù thắng, ở vào lúc nào vậy? Khi ở trong thuận cảnh có một ý niệm tham khởi lên thì "A Di Đà Phật", đánh mất đi cái ý niệm này, quay về với A Di Đà Phật; nghịch cảnh ác duyên hiện tiền, trong lòng có một chút không vui, phải mau niệm "A Di Đà Phật". Việc này đại đức xưa thường hay nói "không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm". Ý niệm khởi lên là tập khí của bạn, khẳng định bạn sẽ khởi lên, thế nhưng khởi lên mà để nó tiếp tục phát triển, cái phiền phức này sẽ to, vậy thì bạn liền tạo nghiệp. Một cái vọng niệm khởi lên, không cần lo, cái vọng niệm thứ hai, cái vọng niệm thứ ba liền biến thành nghiệp chướng, cho nên cái vọng niệm thứ hai liền đổi thành "A Di Đà Phật", dùng câu "A Di Đà Phật" đánh bạt hết tất cả những dục niệm khác, đây gọi là biết niệm Phật. Từ sớm đến tối như vậy mà niệm, niệm đến mấy năm, thông thường nói ba năm thì gần được, bạn liền có năng lực đề kháng những tạp niệm dục vọng này, công phu của bạn mới thành tựu.
- Category
- Giảng Pháp
Comments