Thích bố thí, cũng thường hay nóng giận, quả báo đa phần làm Ma vương. A tu la, la sát...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 175
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Phiền não nghiêm trọng nhất của chúng ta, chúng ta tu hành không thể thành tựu. Nhẫn nhục đối trị sân nhuế, phiền não này rất nặng, gọi là một ngọn lửa thiêu cháy cả rừng công đức, sân nhuế là lửa. Đời này ta tu tập tích chứa được bao nhiêu công đức, học Phật đã mấy mươi năm, thử hỏi ta từ trước đến nay không nổi nống? Nếu hôm qua có nổi giận, công đức của ta chỉ còn từ hôm qua đến nay, vì sao vậy? Trước đó thì sao? Trước đó bị thiêu rụi tất cả, một lần nổi giận là mất hết, công đức không dễ thành tựu. Phước đức không bị, sân nhuế không thiêu rụi phước đức, mà thiêu cháy công đức, vì sao vậy? Công đức là tâm thanh tịnh, thanh tịnh bình đẳng giác là công đức, nhưng vừa nổi giận tâm liền loạn, tâm thanh tịnh không còn. Bởi vậy công đức quả thật không dễ tu, nhân tố đầu tiên phá hoại công đức chính là sân nhuế, vì thế Đức Phật dạy chúng ta phải nhẫn. Nhẫn, ngày xưa từ nhỏ là học nhẫn, phải học bao dung, phải học nhẫn, phải học nhường, nhẫn nhường thông thường đi đôi với nhau. Đầu tiên dạy chúng ta nhẫn nhường, sau đó tiến dần lên biết cách khiêm nhường, khiêm tốn, khiêm nhường, đến cảnh giới cao nhất là lễ nhường. Đều đạt được từ nhẫn nhục Ba la mật. Bố thí là tu công đức, nhẫn nhục là duy trì không để mất công đức. Thích bố thí, cũng thường hay nóng giận, quả báo như vậy ở đâu? Đa phần làm ma vương. A tu la, la sát, ma vương, họ cũng có thế lực rất lớn. Vì sao vậy? Vì họ tu bố thí, vì sao trở thành ma vương? Vì họ có sân nhuế. Nhưng ma vương hay A tu la, quý vị nên biết họ cũng là cực thịnh một đời. Sau khi chết họ đi về đâu? Họ đọa vào địa ngục A tỳ. Cho nên họ một đời hưng thịnh, đời sau lại đọa lạc, như vậy quả thật rất đáng thương. Điều tốt đẹp không tồn tại lâu, họ không giữ được lâu. Khi làm A tu la, làm ma vương, quý vị nói họ tạo bao nhiêu nghiệp chướng? Họ hại bao nhiêu người? Cho nên không thể không tu nhẫn nhục. Nhục ở đây là đặc biệt nói với người xưa, người xưa rất xem trọng chữ này. Quý vị xem cổ nhân gọi là sĩ, sĩ là người đọc sách, người hiểu lý lẽ: “Kẻ sĩ có thể giết không thể nhục”, chém đầu không sao, nhưng không được sỉ nhục, điều này không thể chịu được. Cho nên pháp sư phiên dịch kinh, cảm thấy người xưa rất xem trọng chữ nhục. Được, nhẫn nhục, nhục họ đều có thể nhẫn, đương nhiên họ có thể nhẫn bất kỳ điều gì. Cho nên nghĩa của nó vốn là nhẫn nại, pháp sư phiên dịch kinh điển đặc biệt nhằm vào căn tánh của người xưa, dùng nhẫn nhục đối trị sân nhuế.
Tinh tấn đối trị giải đãi, vì sao có rất nhiều người đời này không thể thành tựu? Khuyết điểm là giải đãi, nếu thật sự tinh tấn, thành Phật không khó. Quý vị phải biết, hai chữ tinh tấn này, tinh là tinh thuần, thuần nhất không tạp gọi là tinh. Cùng một lúc học hai thứ không phải tinh, một thứ là tinh, chuyên tinh. Hai thứ, ba thứ không chuyên, phân tâm. Học tập chỉ được học một thứ, là tinh, có tiến không thoái.
Chúng ta không nên coi thường các bà cụ, ta tự cho mình hơn người. Bà cụ niệm Phật mấy năm được đến thế giới Cực Lạc thành Phật, ta vẫn đang trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Quý vị coi thường họ, sau cùng phải cầu họ đến độ mình. Vì sao vậy? Vì họ tinh tấn, niệm rốt ráo một câu A Di Đà Phật, niệm khoảng ba năm họ đi làm Phật. Niệm rốt ráo một câu Phật hiệu suốt ba năm liền đi làm Phật, rất nhiều!
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment