Theo dấu chân Phật Phật 26 - Thăm Thành Ca-Tỳ-La-Vệ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
205 Views
Vượt qua biên giới Nepal khoảng 150 km, đoàn chúng tôi đến vùng Tilaurakot nơi còn sót lại phế tích của kinh thành cổ xưa, Ca Tỳ La Vệ.

Một nơi quen thuộc trong trí tưởng tượng của người con Phật mà khi nghĩ đến chúng ta cảm thấy bồi hồi xúc động, nôn nao khó tả, đó chính là kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), một kinh thành trù phú, xa hoa tráng lệ, nơi mà đông cung thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhāttha) sinh ra và lớn lên trong nhung gấm lụa là, trong tình yêu thương tuyệt đối của hoàng thân quốc thích, tràn ngập niềm hạnh phúc với vợ đẹp con xinh, sự kính trọng nể vì của toàn bộ tộc Thích Ca (Sakyā), sự hy vọng và ngưỡng mộ của toàn dân kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Để rồi, từ những thái cực của cuộc đời, nghèo giàu, khổ đau và hạnh phúc, sự sống mong manh, cái chết vô thường.... đã dẫn đến cuộc ra đi vĩ đại, cuộc ra đi vô tiền khoáng hậu, cuộc ra đi làm nên trang sử vàng, chính là sự có mặt của một đạo Phật cứu khổ ban vui, vì lợi ích cho vạn loại hữu tình trên hành tinh này. Một kinh thành chứa đầy kỷ niệm, một kinh thành không thể tách rời Phật giáo, một kinh thành không chỉ là quê hương đức Phật mà còn là quê hương của người con Phật, quê hương của tất cả chúng ta. Càng hình dung trong trí tưởng tượng cho sự huy hoàng tráng lệ của một kinh thành cổ xưa thì chúng ta càng xót xa, buồn thảm và thất vọng, khi một lần dừng chân nơi ấy! Giờ đây, trước mắt chúng ta chỉ là một phế tích, nơi mà trải qua hàng bao thế kỷ đi vào quên lãng: những bức tường dài ngang dọc đổ nát rêu phong, những bụi cây hoang dại mọc um tùm, bao hầm hố gò nổng trên một lối đi mà không một bàn tay chăm sóc.... Ôi! thật ảm đạm buồn tênh trên quê hương Phật giáo, một nơi lịch sử huy hoàng, có sức ảnh hưởng khắp đông tây tưởng chừng như một huyền thoại, đã sản sinh ra một học thuyết vững vàng và có giá trị thực tiễn trong mỗi thời đại, lại suy tàn gần như là mất gốc. Phía Tây chỉ còn sót lại nền gạch cũ cùng với tấm bản xác định vị trí của các nhà khảo cổ. Đối mặt sau của cổng thành phía Tây khoảng hơn một cây số là cửa thành Đông, nơi mà nửa đêm rạng ngày mùng 8 tháng 2 âl, thái tử Sĩ Đạt Ta đã âm thầm rời bỏ kinh thành đi tìm đạo giải thoát. Bên ngoài cổng thành Đông là cánh đồng phì nhiêu, mọi người cùng với trâu bò làm việc trong nắng ấm thanh bình của mùa xuân. Xa xa cách cổng thành Đông khoảng 200 m, có một cái tháp nhỏ, được tương truyền rằng, nơi đó chính là chỗ mà con tuấn mã Kiền Trắc đã đứng và chết tại đó sau khi từ giã thái tử trở về lại kinh thành.

Ngài Pháp Hiển đến chiêm bái thành Ca Tỳ La Vệ vào năm 403 sau Tây lịch, đã nhìn thấy toàn vùng này là một rừng hoang cỏ dại, dân cư thưa thớt, và những di tích phế tàn. Một vài tu sĩ khổ hạnh tu tập tại đây và độ 30 gia đình dân chúng đang sinh sống. Ngài đến hỏi thăm các vị tu sĩ về thánh tích này, các vị ấy cho biết toàn vùng này chính là thành Ca Tỳ La Vệ thời xưa, và họ cố ở lại đây để giữ gìn Thánh tích này, nhưng không đủ phương tiện phục hưng, đành phải chịu thua, ngắm nhìn nó dưới sự tàn phá của thời gian.

Vào năm 636, Ngài Huyền Trang cũng đến thăm viếng ngôi thành cổ này và diễn tả một cách chi tiết. Ngài viết: "Thành Ca Tỳ La Vệ kiến trúc theo lối cổ kính, xây dựng toàn bằng gạch đá quí, bức tường thành vẫn còn, và kiến tạo rất kiên cố. Hiện tại chỉ còn 634 phố, nhà lơ thơ và một ít dân chúng đang sống ở đó. Chung quanh có độ 100 tịnh xá bị hư hỏng. Gần chỗ này có một ngôi tịnh xá vĩ đại, 30 tu sĩ tiểu thừa và hai ngôi đền của Ba La Môn giáo".

Hiện nay, chúng ta không thấy những gì giống như sự mô tả của quí Ngài, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, chính kinh thành này là quê hương của Phật, là nơi mà Phật giáo ngự trị một cách tuyệt đối, thì sự có mặt của những tu viện cũng như tu sĩ thường lui tới tu hành là lẽ đương nhiên.

Căn cứ vào tài liệu khảo cổ, Ca Tỳ La Vệ có hai thành cũ và mới. Hiện nay thành cũ thuộc thị trấn Tilaurakot ở Nepal, cách Lâm Tỳ Ni (Lumbinī) khoảng 30 km đường vòng tráng nhựa, khoảng 15 – 20 km đường chim bay. Thành mới thuộc Ấn Độ cách Lâm Tỳ Ni khoảng 30 km, nơi được xây dựng sau khi vua Tỳ Lưu Ly (ViDūDabha) tàn phá Ca Tỳ La Vệ ở Nepal và giết hại dân chúng bộ tộc Thích Ca.

Giờ đây, chúng ta cùng tham quan thêm một số phế tích còn sót lại trong khuôn viên Ca Tỳ La Vệ được xem là tối quan trọng đối với Phật giáo như: ngôi mộ của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da; vườn Nigrodha thuộc làng Kudan; Sagarhava, nơi mà dòng tộc Thích Ca bị vua Tỳ Lưu Ly sát hại....

2. Ngôi mộ của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da

Từ cửa thành Đông, lần theo lối mòn hướng về phương Bắc khoảng 2 cây số chúng ta thấy có hai nền gạch một lớn một nhỏ nằm trong khu đất trũng dưới mặt đường khoảng 3m. Chúng ta không thể ngờ rằng, hai ngôi mộ được cho là của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Māyā) vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, mặc dù điều này vẫn đang được nghiên cứu chứng minh về sự thật. Người dân cho biết rằng, ngôi mộ lớn là của Vua Tịnh Phạn và ngôi mộ nhỏ là của hoàng hậu Ma Da. Nguồn tin: https://thuvienhoasen.org/a5584/chuong-i-thanh-ca-ty-l
Category
Theo Dấu Chân Phật

Post your comment

Comments

Be the first to comment