Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 552
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Những chân tướng sự thật này chúng ta không thể không biết.
Hai chữ tín nguyện này, chúng ta làm sao để nuôi dưỡng nó thật tốt? Làm sao bồi dưỡng tín tâm nguyện tâm? Đọc kinh, nghe kinh. Thượng trí và hạ ngu dễ độ, họ nghe lời, không hoài nghi, thật thà. Khó độ nhất là hạng người ở giữa, thượng không thượng, hạ không hạ. Hạng người này nhiều nhất, thượng trí ít, ít lại càng ít, hạ ngu cũng ít, cũng là ít lại càng ít. Hai hạng người này vừa tiếp xúc nhất định thành công. Nên ngày nay chúng ta quyết định không còn hoài nghi, không còn nghe ngóng hỏi han.
Khi tôi ở Đài Trung theo thầy Lý học kinh giáo, thầy Lý thường lớn tiếng nhắc nhở đại chúng: “Phải đổi tâm!”. Chữ này tôi nghe quen thuộc, ấn tượng sâu sắc, thay đổi tâm gì? Buông bỏ tâm dơ bẩn này của chúng ta, để Phật A Di Đà vào trong tâm, đây gọi là đổi tâm. Tâm tôi chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tâm tôi, được chăng? Được, vì sao vậy? Vì Phật A Di Đà là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Phật A Di Đà không phải người ngoài, vốn là do ta biến hiện ra. Ngày nay những thứ tạp loạn trong lòng, cũng là chính mình biến hiện ra. Tự mình biến thì thay không khó, rất dể. Không phải mình, tìm người khác, điều này khó, vô cùng khó. Như thiền sư Trung Phong nói: Tâm tôi tức Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi. Ở đây tức là Tịnh độ, Tịnh độ tức là ở đây. Ở đây tức là Tịnh độ, ở đây sẽ không có thiên tai. Tịnh độ từ đâu mà có? Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, nói rõ ràng biết bao, minh bạch biết bao. Tâm không thanh tịnh, cõi nước sẽ không thanh tịnh, tâm tịnh cõi Phật mới tịnh. Còn cần hỏi gì nữa chăng? Không cần thiết.
Chư vị học Phật của chúng ta, người mang theo nghi hoặc rất nhiều, có lúc bản thân không biết. Hạng người nào không mang theo nghi hoặc? Hiện nay chúng ta ở trên địa cầu này là thời loạn, xã hội hỗn loạn, địa cầu thiên tai khác thường. Chỉ cần quý vị vẫn quan tâm những vấn đề này, vẫn nghe ngóng những vấn đề này, đều gọi là nghi hoặc. Nếu không nghi hoặc hỏi những vấn đề này làm gì? Nhất tâm niệm Phật là được rồi.
Thế nào gọi là chân tín? Trong kinh này nói: Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm Phật A Di Đà. Đây gọi là tin thật, đây gọi là chánh tín, người này không có nghi hoặc. Tin tức các nơi truyền đến, chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, tổng kết sau cùng đều là niệm Phật A Di Đà có thể hóa giải. Như vậy thì quá tốt, không cần phải tìm tòi, không cần phải nghe ngóng nữa, chúng ta nhất tâm niệm Phật không phải đã giải quyết được vấn đề rồi ư? Thật vậy, không sai chút nào, chỉ cần buông bỏ vạn duyên. Còn nghe ngóng điều này, nghe ngóng chuyện kia, là không tin tưởng, vẫn còn nghi hoặc. Chỉ sợ vãng sanh như vậy đều là biên địa, đều là nghi thành. Bởi vậy khi đã thật sự hiểu rõ ràng minh bạch sẽ buông bỏ hết tất cả. Nghe ngóng những điều này, chi bằng đọc kinh nghe ngóng thế giới Cực Lạc. Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch về thế giới Cực Lạc, không có chút hoài nghi, như vậy là đúng.
Đây là do nhân duyên gì tạo thành? Thiếu hiểu biết về thực tướng các pháp, thật tướng các pháp gì? Những gì trong Kinh Vô Lượng Thọ này nói chính là thật tướng các pháp. Chúng ta đối với kinh điển này chưa hiểu rõ, chưa nhận thức rõ, nên trên cảnh giới mới xuất hiện nhiều phiền phức như vậy. Vọng tưởng, tạp niệm chưa tiêu trừ.
Có người nói chúng sanh tạo nhiều kiếp nạn như vậy, quý vị không động tâm sao? Động tâm cũng vô dụng, không cứu được. Thế nào mới thật sự cứu được? Nhất tâm chân thành niệm Phật là thật sự cứu, thật thà niệm Phật, đem công đức này hồi hướng, có hiệu quả. Làm sao biết được? Chúng ta thấy được ở thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà phát 48 nguyện và năm kiếp tu hành, công đức năm kiếp tu hành này không thể nghĩ bàn. Dùng công đức này gia trì chúng ta, chúng ta mới có nhân duyên thù thắng như vậy, cảm nhận được sự gia trì của ngài. Còn nếu như không có tu hành, không có công đức, dù tâm có tốt cũng không giúp được người khác. Muốn giúp người nhất định phải có công đức chân thật, công đức chân thật là gì? Do chân tu mà có, tín và giải đều không được, công đức là có hạn, thật sự thực hành mới có công đức lớn!
Chúng ta xem tiếp một hạng người khác: “Nếu người niệm Phật trì giới nhưng không có tâm tin tấn”. Chúng ta bây giờ chính là người như vậy, không có tâm tinh tấn. Tinh là gì? Tinh là tinh thuần, chúng ta tạp loạn. Chúng ta muốn biết tình hình thiên tai khắp nơi như thế nào, tâm như vậy sẽ tạp loạn, không phải tâm tinh tấn. Tâm tinh tấn chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài Phật A Di Đà ra không biết thêm điều gì nữa, cũng không muốn biết điều gì cả, đây là tinh.
Tấn là chỉ đi tới, không có thụt lui, cũng không có thiên lệch. Trên con đường này, tôi không đi theo đường tà, không đi đường tắt, tiến về phía trước, gọi là tinh tấn. Vậy tâm như thế nào là tinh tấn? Thanh tịnh bình đẳng giác là thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, tâm mê mà không giác, đây là tâm không tin tấn.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Những chân tướng sự thật này chúng ta không thể không biết.
Hai chữ tín nguyện này, chúng ta làm sao để nuôi dưỡng nó thật tốt? Làm sao bồi dưỡng tín tâm nguyện tâm? Đọc kinh, nghe kinh. Thượng trí và hạ ngu dễ độ, họ nghe lời, không hoài nghi, thật thà. Khó độ nhất là hạng người ở giữa, thượng không thượng, hạ không hạ. Hạng người này nhiều nhất, thượng trí ít, ít lại càng ít, hạ ngu cũng ít, cũng là ít lại càng ít. Hai hạng người này vừa tiếp xúc nhất định thành công. Nên ngày nay chúng ta quyết định không còn hoài nghi, không còn nghe ngóng hỏi han.
Khi tôi ở Đài Trung theo thầy Lý học kinh giáo, thầy Lý thường lớn tiếng nhắc nhở đại chúng: “Phải đổi tâm!”. Chữ này tôi nghe quen thuộc, ấn tượng sâu sắc, thay đổi tâm gì? Buông bỏ tâm dơ bẩn này của chúng ta, để Phật A Di Đà vào trong tâm, đây gọi là đổi tâm. Tâm tôi chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tâm tôi, được chăng? Được, vì sao vậy? Vì Phật A Di Đà là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Phật A Di Đà không phải người ngoài, vốn là do ta biến hiện ra. Ngày nay những thứ tạp loạn trong lòng, cũng là chính mình biến hiện ra. Tự mình biến thì thay không khó, rất dể. Không phải mình, tìm người khác, điều này khó, vô cùng khó. Như thiền sư Trung Phong nói: Tâm tôi tức Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi. Ở đây tức là Tịnh độ, Tịnh độ tức là ở đây. Ở đây tức là Tịnh độ, ở đây sẽ không có thiên tai. Tịnh độ từ đâu mà có? Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, nói rõ ràng biết bao, minh bạch biết bao. Tâm không thanh tịnh, cõi nước sẽ không thanh tịnh, tâm tịnh cõi Phật mới tịnh. Còn cần hỏi gì nữa chăng? Không cần thiết.
Chư vị học Phật của chúng ta, người mang theo nghi hoặc rất nhiều, có lúc bản thân không biết. Hạng người nào không mang theo nghi hoặc? Hiện nay chúng ta ở trên địa cầu này là thời loạn, xã hội hỗn loạn, địa cầu thiên tai khác thường. Chỉ cần quý vị vẫn quan tâm những vấn đề này, vẫn nghe ngóng những vấn đề này, đều gọi là nghi hoặc. Nếu không nghi hoặc hỏi những vấn đề này làm gì? Nhất tâm niệm Phật là được rồi.
Thế nào gọi là chân tín? Trong kinh này nói: Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm Phật A Di Đà. Đây gọi là tin thật, đây gọi là chánh tín, người này không có nghi hoặc. Tin tức các nơi truyền đến, chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, tổng kết sau cùng đều là niệm Phật A Di Đà có thể hóa giải. Như vậy thì quá tốt, không cần phải tìm tòi, không cần phải nghe ngóng nữa, chúng ta nhất tâm niệm Phật không phải đã giải quyết được vấn đề rồi ư? Thật vậy, không sai chút nào, chỉ cần buông bỏ vạn duyên. Còn nghe ngóng điều này, nghe ngóng chuyện kia, là không tin tưởng, vẫn còn nghi hoặc. Chỉ sợ vãng sanh như vậy đều là biên địa, đều là nghi thành. Bởi vậy khi đã thật sự hiểu rõ ràng minh bạch sẽ buông bỏ hết tất cả. Nghe ngóng những điều này, chi bằng đọc kinh nghe ngóng thế giới Cực Lạc. Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch về thế giới Cực Lạc, không có chút hoài nghi, như vậy là đúng.
Đây là do nhân duyên gì tạo thành? Thiếu hiểu biết về thực tướng các pháp, thật tướng các pháp gì? Những gì trong Kinh Vô Lượng Thọ này nói chính là thật tướng các pháp. Chúng ta đối với kinh điển này chưa hiểu rõ, chưa nhận thức rõ, nên trên cảnh giới mới xuất hiện nhiều phiền phức như vậy. Vọng tưởng, tạp niệm chưa tiêu trừ.
Có người nói chúng sanh tạo nhiều kiếp nạn như vậy, quý vị không động tâm sao? Động tâm cũng vô dụng, không cứu được. Thế nào mới thật sự cứu được? Nhất tâm chân thành niệm Phật là thật sự cứu, thật thà niệm Phật, đem công đức này hồi hướng, có hiệu quả. Làm sao biết được? Chúng ta thấy được ở thế giới Cực Lạc, Phật A Di Đà phát 48 nguyện và năm kiếp tu hành, công đức năm kiếp tu hành này không thể nghĩ bàn. Dùng công đức này gia trì chúng ta, chúng ta mới có nhân duyên thù thắng như vậy, cảm nhận được sự gia trì của ngài. Còn nếu như không có tu hành, không có công đức, dù tâm có tốt cũng không giúp được người khác. Muốn giúp người nhất định phải có công đức chân thật, công đức chân thật là gì? Do chân tu mà có, tín và giải đều không được, công đức là có hạn, thật sự thực hành mới có công đức lớn!
Chúng ta xem tiếp một hạng người khác: “Nếu người niệm Phật trì giới nhưng không có tâm tin tấn”. Chúng ta bây giờ chính là người như vậy, không có tâm tinh tấn. Tinh là gì? Tinh là tinh thuần, chúng ta tạp loạn. Chúng ta muốn biết tình hình thiên tai khắp nơi như thế nào, tâm như vậy sẽ tạp loạn, không phải tâm tinh tấn. Tâm tinh tấn chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài Phật A Di Đà ra không biết thêm điều gì nữa, cũng không muốn biết điều gì cả, đây là tinh.
Tấn là chỉ đi tới, không có thụt lui, cũng không có thiên lệch. Trên con đường này, tôi không đi theo đường tà, không đi đường tắt, tiến về phía trước, gọi là tinh tấn. Vậy tâm như thế nào là tinh tấn? Thanh tịnh bình đẳng giác là thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, tâm không bình đẳng, tâm mê mà không giác, đây là tâm không tin tấn.
- Category
- Giảng Pháp
Comments