TĐ:3534- “Trì Danh Niệm Phật” vì sao phải “nhất hướng chuyên niệm” ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
TĐ:3534- “Trì Danh Niệm Phật” vì sao phải “nhất hướng chuyên niệm” ?
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 403
*Thời gian từ: 00h26:52:17 – 00h45:36:26
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Vấn: ngũ chủng nhân duyên, chỉ ngũ niệm môn”, ngũ niệm môn ở sau sẽ nói đến, “giai thị tịnh nghiệp, hà đặc ư niệm Phật hành, chuyên trí nhất hướng chi ngôn da?” Ngũ niệm môn là Thiên Thân Bồ Tát đưa ra, ngài đưa ra tu hành có năm môn: thứ nhất là lễ bái, thứ hai là tán thán, thứ ba phát nguyện, thứ tư quan sát, thứ năm hồi hướng. Đây gọi là ngũ niệm môn. Người đưa ra vấn đề này hỏi, năm loại nhân duyên tất cả đều là tịnh nghiệp. Vì sao đặc biệt đối với “niệm Phật hành chuyên trí nhất hướng chi ngôn”. Trì danh niệm Phật vì sao phải nhất hướng chuyên niệm? Đáp: điều này có ba nghĩa. Thứ nhất “vị chư hành vi phế nhi thuyết, niệm Phật vi lập nhi thuyết”, “phế” chính là buông bỏ. Vì sao dạy chúng ta nhất hướng chuyên niệm? Chúng ta phải buông bỏ tất cả chư hành. Chư hành là gì? Tám vạn bốn ngàn pháp môn. Nếu thật sự buông bỏ_nói một cách cụ thể thì tất cả kinh điển mà Đức Thế Tôn nói, chúng ta đều buông bỏ hết. Chỉ có một phương hướng, một mục tiêu, nỗ lực tinh tấn không giải đãi, chúng ta đi một con đường. Ý của nó nằm ở chỗ này: khiến chúng ta chuyên tâm và có thể được tam muội, sau khi được tam muội quý vị có thể khai ngộ nhất định vãng sanh_ý nghĩa chính là ở đây. Dạy chúng ta niệm Phật, niệm Phật là vi lập nhi thuyết, ngoài ra đều buông bỏ hết, chỉ lập pháp môn này, chúng ta chỉ thâm nhập một môn huân tu lâu dài, đây là nghĩa thứ nhất.
“Nhị, vi trợ niệm Phật chi chánh nghiệp, nhi thuyết chư hành chi trợ nghiệp”. “Trợ” là hiệp trợ, giúp đỡ chúng ta. Niệm Phật là chánh nghiệp, chánh phụ song tu. Phải lấy niệm Phật làm mục tiêu tu chính, còn trợ tu thì sao? Trợ tu giống như ngài Liên Trì và ngài Ngẫu Ích, suốt đời các ngài giáo hoá người khác cũng là tuỳ cơ giáo hoá. Có khi thêm một vài hành động phụ, có khi không cần thiết. Niệm Phật là hành trì chính, hành trì phụ cũng là niệm Phật, chính phụ đều là niệm Phật, điều này còn xem căn tánh như thế nào. Chánh phụ toàn là niệm Phật, đặc biệt dễ thành tựu, đối với hạng người nào? Người tập khí phiền não nặng, hạng người ngu độn, họ học giáo lý không dễ lý giải, không bằng nhất tâm niệm Phật là tốt nhất, thậm chí trì giới đối với họ mà nói đều khó khăn, không cần trì giới vì niệm Phật, trì giới đều bao hàm trong niệm Phật. Niệm tốt danh hiệu Phật này trong tâm chúng ta đều là Phật hiệu, như vậy làm sao có thể phạm giới! Đây gọi là đạo cộng giới. Trong niệm Phật đầy đủ tam học giới định tuệ nên không cần làm thêm điều gì nữa.
Xưa nay nhìn thấy hàng hạ căn, người ngu si, đến khi lâm chung thành tựu của họ người thông minh cũng không sánh bằng, người thông tông thông giáo cũng không được như họ, điều này chúng ta đã thấy được.
Đệ tử của Đế Nhàn pháp sư là một người thợ hàn, ai coi thường ông ấy? Không biết chữ, không được đi học. Nghe kinh không hiểu, cũng không biết tụng, hoà thượng chỉ dạy ông một câu A Di Đà Phật, dạy ông nhất tâm chuyên niệm. Niệm ba năm, quý vị thấy ông ta ra đi rất tự tại, biết trước giờ chết. Trước vãng sanh một ngày, vào thành thị thăm thân thích bằng hữu, đó là gì? Từ biệt trước lúc ra đi. Ông không nói, chỉ đến thăm mọi người, nhưng thật sự là đến từ biệt. Qua ngày thứ hai ông ra đi rất tiêu sái nhẹ nhàng! Người thông tông thông giáo cũng không thể sánh được.
Ở trước chúng tôi nhắc đến pháp sư Tu Vô trong chùa Cực Lạc, ở Cáp Nhĩ Tân, khi chưa xuất gia thầy là người thợ hồ, cũng không biết chữ. Vị ấy cũng biết trước giờ chết, thân không tật bệnh, ra đi rất nhẹ nhàng tự tại, nói đi là đi. Sau cùng lưu lại một câu đáng để chúng ta phản tỉnh sâu sắc: “Nói được mà không làm được không phải thật trí huệ”, thầy đã lưu lại câu này. Hai người này đều coi là người xuất gia, cư sĩ tại gia cũng rất đáng nể.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment