Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Nghĩ đến điều này thì vấn đề lại rất lớn. vãng sanh về đâu.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 354 - 585
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Đời Mạt pháp, ngoài pháp môn này, pháp môn đều hay, nhưng nghiệp chướng chúng sinh quá nặng. Môi trường chúng ta đang sống không tốt, sức mạnh mê hoặc bên ngoài quá lớn, phiền não chúng ta quá nặng, không chống cự nổi sự cám dỗ.
Học những kiến thức thông thường Phật học, học những kiến thức Phật giáo, không ăn thua, đấy là chẳng qua trồng một chút gốc thiện trong A lại da. Thực sự như thầy Lí nói, chắc chắn họ sẽ luân hồi mãi mãi, thời gian đó rất dài. Một khi mất thân người, vạn kiếp khó được, rất khó để làm được con người! Thân người khó được, nhưng rất dễ mất, thời gian trên cuộc đời này ngắn, khi mất thân người rồi sẽ thế nào? Nếu bị luân hồi, sẽ mỗi ngày mỗi đoạ lạc, không những không leo lên được mà còn rơi xuống dưới. Đời này không giống đời khác, chúng ta không thể không chú ý vấn đề này, không thể không quan tâm, không thể không lo nghĩ.


Trong kinh thường nói là vô lượng kiếp. Thời gian là dùng kiếp để tính, vì sao vậy ? Vì thọ mạng ngắn, dễ thoái chuyển, một lần sanh tử lại thụt lùi một đoạn dài. Đời này tu không tệ, tu đến 80 tuổi, tu đến 100 tuổi chết, chết rồi lại đầu thai, được thân người, e rằng phải đến 20 tuổi mới được nghe pháp, mới bắt đầu tu, như vậy ở giữa đã gián đoạn 20 năm. Nếu đời sau không được làm thân người, mà đầu thai vào các đường khác, như vậy lại bỏ lỡ không biết bao nhiêu thời gian. Nên tu hành ở tha phương thế giới là đứt quảng, mà thời gian gián đoạn rất dài, thời gian liên tục lại ngắn, không tương đối, nên phải cần vô lượng kiếp.
“Phật tổ thành ngôn”, tức là lời chân thành, tuyệt đối không phải lời nói không thật. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Nghĩ đến điều này thì vấn đề lại rất lớn! Đời này học Phật, nếu tiếp tục luân chuyển trong luân hồi, luân chuyển bao nhiêu? Có thể luân chuyển vô lượng kiếp mới lại được thân người. Được thân người thì lại không nghe được Phật pháp, như vậy là uổng phí một lần đến. Những điều này đều ở ngay trước mắt chúng ta.
Chúng ta xem 65 ức người trên thế giới này, có được mấy người trong đời này nghe được Phật pháp, tu học Phật pháp? Trong 65 ức người, có người thống kê điều tra, đây chính là nhân khẩu tín ngưỡng tôn giáo. Trong thống kê, tín ngưỡng Cơ đốc giáo và Thiên chúa giáo, tín đồ hai tôn giáo này hợp lại có khoảng 21 ức, tín ngưỡng đạo hồi có 15 ức, nếu tính như vậy thì ba tôn giáo này có 36 ức, vượt hơn nửa số người trên toàn thế giới. Tín ngưỡng theo Phật giáo có khoảng sáu bảy ức người, không nhiều, chỉ là thiểu số, các tôn giáo khác còn rất nhiều. Sau khi các tín đồ của tôn giáo hợp lại, nhất định vượt trên một nửa nhân số trên thế giới.Nếu tính toán này của họ đáng tin, thì người tín ngưỡng Phật giáo trên toàn thế giới chỉ có sáu ức. Trong sáu ức người này có phải tất cả đều nghe được chánh pháp chăng? Vấn đề rất lớn. Trong chánh pháp có thể nghe được đại thừa chăng? Có thể nghe được Tịnh Độ chăng? Đào thải từng tầng từng tầng, đến cuối cùng không còn được mấy người. Chúng ta thật sự gặp được tịnh độ, giống như trước đây cư sĩ Lý Bính Nam sáng lập Đài Trung Liên Xã, khi ông vãng sanh, các bạn hữu của Đài Trung Liên Xã hình như vượt qua 50 vạn người. Thầy Lý nói người đồng tu niệm Phật của Liên Xã, thật có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc, trong một vạn người có khoảng năm ba người, cứ cho là năm người. Nhiều phải không, cứ cho là năm người đi. Trong một vạn người có năm người, thì mười vạn là 50 người. Năm mươi vạn, năm năm là 250 người, quá ít, quá hy hữu. Thiện Đạo đại sư nói niệm Phật cầu sanh tịnh độ, vạn người tu thì vạn người được vãng sanh, không còn sót người nào, đây là nguyên nhân gì ? Thật niệm Phật, thật muốn vãng sanh, thật buông bỏ mới có thể đi được. Người niệm Phật không thể vãng sanh, như chúng ta ví dụ ở trước, trong ly đề hồ có một giọt thuốc độc. Có một chút tự tư tự lợi, tham sân si mạn liền sanh chướng ngại rất nghiêm trọng. Điều này chúng ta không thể không biết.
Có một vài hội trợ niệm khi vãng sanh, tôi nghe nói những người đưa vãng sanh này rất dốc sức, họ không vãng sanh thì tôi vãng sanh. Họ không vãng sanh, tôi có thể vãng sanh được chăng? Vãng sanh thì vãng sanh, nhưng vãng sanh về đâu? Kiếp sau được làm người là vãng sanh, đến đường ngạ quỷ cũng là vãng sanh, đoạ địa ngục cũng là vãng sanh, quan trong là vãng sanh về đâu? Hình như có chút mùi vị cưỡng bức. Có chuyện như vậy chăng? Có, nhưng không dễ. Bà la môn nữ trong kinh Địa Tạng là một ví dụ. Chúng ta có thể dùng hiếu tâm chân thành như Bà la môn nữ chăng, nếu được như vậy cũng có thể cảm động Phật A Di Đà, hiếu tâm chân thành đó hồi hướng cho hương linh. Chúng tôi tin rằng có thể làm được, người đồng với tâm, tâm đồng với lý.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment