Thân người khó được dễ mất, rất dễ dàng mất đi .KHAI THỊ CÁC BUỔI GIẢNG

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
105 Views
Nếu như không tin, như vậy là quá đáng tiếc rồi, lần tiếp theo được lại thân người, thì khó rồi! Vạn kiếp bất phục, phục là lại đạt được, sau khi phải trải qua một vạn kiếp, không nhất định quý vị có duyên phận lại có được thân người. Tóm lại, thân người khó được dễ mất, rất dễ dàng mất đi. Cho nên cần ghi nhớ câu nói này, Phần tự Kinh Phạm Võng nói, Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục’(Một phen mất thân người, vạn kiếp khó được lại).
Lại trong Kinh Niết Bàn nói: ‘Nhân thân nan đắc, như Ưu Đàm hoa’(Thân người khó được như hoa Ưu Đàm). Người Trung Hoa thường nói hoa Đàm hiếm khi xuất hiện, ở khu vực phương nam có hoa Đàm, ở Singapore tôi đã từng thấy qua, thời gian nở rất ngắn, nửa đêm mới nở, sau khi nở khoảng 10 phút thì đã tàn rồi. Trong Kinh Phạm Võng, đây là Kinh Đại Thừa, Phật vì chúng ta mà nói, sử dụng hoa Ưu Đàm để tỷ dụ thân người khó được, như hoa Ưu Đàm hiếm khi xuất hiện. ‘Cái đắc nhân thân giả, như trảo thượng thổ, thất nhân thân giả, như đại địa thổ’(Bởi vì được thân người ít như chút đất trên móng tay, mất thân người nhiều như đất ở đại địa), đây là trong lúc Phật giảng kinh, cũng thường hay dùng thí dụ này, thí dụ này là Thế Tôn nêu lên khi dạy đệ tử. Hốt một nắm đất trên đất lên tay, rồi mở lòng bàn tay thả xuống lại, dùng đó làm thí dụ. Chỉ còn một ít đất dính lại trên đầu móng tay, Phật hỏi mọi người, đất trên móng tay ta nhiều hay đất ở đại địa nhiều? Đương nhiên khi thả xuống đại địa, thì đất đều rớt xuống đại địa rồi, dính lại trên móng tay chút ít. Phật nói: Người được thân người, sau khi mất thân người rồi mà lại được thân người ít giống như đất trên móng tay, còn không được lại thân người thì nhiều như đất trên đại địa.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment