Thân người không dễ đạt được, nhưng rất dễ đánh mất, khó được dễ mất.Mất thân người,vạn kiếp khó gặp

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 595
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .


Thân người khó được, phần tựa trong Kinh Phạm Võng nói: Một khi mất thân người, vạn kiếp khó gặp”, điều này rất khó. Thân người không dễ đạt được, nhưng rất dễ đánh mất, khó được dễ mất. Trong Kinh Niết Bàn lại nói: “Thân người khó được, như Hoa Ưu Đàm”. Chúng ta nói đến Đàm Hoa, cái gọi là Hoa Đàm xuất hiện. Thời gian Hoa Đàm nở rất ngắn, đều nở lúc nửa đêm, 12 giờ đêm. Thời gian hoa nở chỉ khoảng nửa tiếng, nửa tiếng sau là hoa héo, một tiếng sau là hoa rụng, nên không dễ đạt được. Đặc biệt là ở vùng đất Trung nguyên, chỉ nghe nói có Hoa Đàm, nhưng chưa từng thấy. Ở vùng nhiệt đới Nam Dương nhiều hơn.
“Được thân người như đất trong móng tay, mất thân người như đất của đại địa”, trong kinh Đức Phật nói như vậy. Ở Tịnh xá Kỳ Viên có một lần trong công trình, Đức Phật dẫn một số đệ tử đi xem công trình, ngài tiện tay bốc một nắm đất. Sau đó ngài đem nắm đất này rãi ra trên đất, trong tay không còn nữa, chỉ còn lại một chút trong móng tay. Chư vị đệ tử thỉnh giáo ngài, động tác này nói lên điều gì? Đức Phật nói: Con người có được thân người, khi đánh mất thân người này, nếu có thể đạt được thân người lại, giống như đất trong móng tay của Ta vậy. Khi mất thân người, đời sau không thể được thân người, giống như đất ta rãi trên mặt đất, vậy bên nào nhiều? Không cân xứng, chứng tỏ cơ hội được thân người rất khó, được thân người nhất định phải nắm chắc. Trong thời gian ngắn ngủi đó, có cơ hội thoát ly luân hồi lục đạo, có cơ hội chứng được vô thượng bồ đề, thật sự phải dựa vào vận khí. Vận khí không phải ngẫu nhiên, vận khí là thiện căn phước đức nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Trong đời này chúng ta có thể gặp được Phật pháp, chứng minh nhiều đời kiếp quá khứ ta từng cúng dường vô lượng Như Lai, trong kinh Đức Phật đã nói như vậy. Đời này ta có thể gặp được, đương nhiên vẫn có chướng ngại. Chướng ngại này là tập khí bất thiện tích lũy từ nhiều kiếp tạo nên, thông thường gọi là nghiệp chướng, khi biết rồi phải sám trừ nghiệp chướng. Bây giờ chúng ta biết có rất nhiều phương pháp sám trừ nghiệp chướng, thông thường người ta tụng kinh, lạy Phật, lễ sám, đây là phương pháp sám trừ nghiệp chướng của những người bình thường, người dùng phương pháp này rất nhiều.
Người có trình độ cao hơn một chút, nghiên cứu kinh giáo, tu hành chỉ quán, đoạn ác tu thiện, đây là người thuộc bậc trung. Hàng căn tánh bậc thượng biết được, công đức danh hiệu của Phật A Di Đà không thể nghĩ bàn. Thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn điều này. Nhất tâm thọ trì, mỗi danh hiệu diệt vô lượng tội nghiệp, trong kinh nói: Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, một niệm tương ưng này diệt tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp. Người thường chúng ta nghe được rất khó tin, rất khó tiếp thu. Đức Phật nói có khoa trương, có quá đáng chăng? Điều này chúng ta nhất định phải biết: Phật Bồ Tát thuyết pháp nhất định là chân thật, không quá đáng chút nào, không khoa trương chút nào, vấn đề là chúng ta không làm được. Chúng ta niệm một câu Phật hiệu này, với người biết niệm_với hàng thượng thượng căn niệm một câu Phật hiệu, công đức không giống nhau. Chúng ta niệm câu Phật hiệu này, không thể tương ưng với Chư Phật Bồ Tát, vì sao vậy? Vì trong câu Phật hiệu này có xen tạp, có hoài nghi, có gián đoạn. Không hoài nghi, không gián đoạn, không xen tạp, là Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Phương pháp niệm này mới hữu hiệu.
Chúng ta ngày nay không nhiếp được lục căn, không nhiếp được lục căn đang tạo nghiệp. Mắt thấy sắc, thấy tất cả người sự vật, lập tức liền khởi tốt xấu, tôi thích điều này, tôi ghét cái kia, đây chính là tạo nghiệp. Nó sẽ khởi tâm động niệm, sẽ phân biệt chấp trước. Tai nghe âm thanh, lưỡi nếm vị, lục căn đối với cảnh giới lục trần đều đang tạo nghiệp. Tóm lại mà nói, nghiệp này gọi là nghiệp luân hồi, ta đang tạo ra luân hồi lục đạo.
Thiện nhiều ác ít cảm ứng với ba đường lành, ác nhiều thiện ít cảm ứng với ba đường ác, tức là làm chuyện này. Dùng tâm này niệm Phật, chỉ có thể trồng thiện căn, không thể giống như trong kinh nói, diệt tội nghiệp nặng như vậy. Những gì Phật nói không phải giả dối, mà do tâm chúng ta không thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh bình đẳng niệm Phật, công đức này sẽ rất lớn, như những gì Đức Phật nói.
“Phật nan trực”, trực là gặp được, không dễ gì gặp được Phật. Trước thời Đức Thế Tôn, thời gian rất dài thế giới này không có Phật. Sau khi Đức Phật diệt độ, vị Phật tiếp theo là Bồ Tát Di Lặc thị hiện thành Phật ở thế gian này, phải 56 ức bảy ngàn vạn năm sau. Trong thời gian dài như vậy, không có Phật xuất thế. Pháp vận của Đức Thế Tôn, nghĩa là pháp của ngài ảnh hưởng, chỉ có 12000 năm. 12000 năm so với 56 ức năm, quá ngắn ngủi. Có Phật ra đời, con người sẽ có cơ duyên được độ, liễu sanh tử xuất tam giới. Không có Phật ra đời, sẽ không có cơ hội này, sanh đến nhân gian cũng không ra khỏi luân hồi lục đạo.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment