TĐ:458-Không rời danh văn lợi dưỡng , rất khó ra khỏi lục đạo luân hồi

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
194 Views
TĐ:458-Không rời danh văn lợi dưỡng , rất khó ra khỏi lục đạo luân hồi
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 235
Thời gian từ: 00h01h46:24 - 00h06:55:26
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

“tứ vô ngại giả”.“Tứ vô ngại, thứ nhất là pháp vô ngại, danh văn cú là giáo pháp năng thuyên, gọi là pháp. Thuyên là đầy đủ, là thiện, cũng là lời nói, đối với giáo pháp không có đình trệ, gọi là pháp vô ngại”.
Tứ vô ngại trí là phương pháp quan trọng mà chư Phật Bồ Tát giáo hóa chúng sanh. Bốn loại này ở trước chúng ta đã học, nó cũng gọi là tứ vô ngại trí. Tóm lại mà nói, là lấy trí tuệ làm thể, lấy thiện xảo phương tiện làm tác dụng. Bốn loại này có thể có dụng, nó nghiêng nặng về tác dụng, cho nên nó còn gọi là tứ vô ngại giải, tứ vô ngại biện, biện tài.
Pháp, đầu tiên nói về danh, danh là danh tướng. Lão tử nói rất hay, chúng ta xem trong Đạo Đức Kinh, bài đầu tiên Lão tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh”. Ở đây nói đến danh chính là những gì Lão tử nói, vốn không có danh, danh đều là do con người kiến lập nên, vì thế danh đều gọi là giả danh, nhất định phải biết điều này. Anh tên là gì? Đều là giả danh, vì sao vậy? Vì anh thích thì anh sẽ đổi, nó không phải nhất định, không phải vĩnh hằng. Cho dù đời này, ví dụ đời này tôi xuất gia gọi là Tịnh Không, nhưng đời trước tôi không phải dùng tên này, đời sau cũng không biết đầu thai vào đường nào, cũng không phải tên gọi này. Bởi vậy tên gọi đều là giả danh, không cần để ý đến. Nếu chấp trước vào danh tướng, chết trong danh cú, như vậy đều là mê hoặc, đều là sai lầm. Đó không phải trí tuệ, mà là phiền não, vì thế danh cũng phải buông bỏ, gọi là danh văn lợi dưỡng. Quý vị thấy danh văn đặt ở trước, sau đó mới đến lợi dưỡng.
Do đây có thể biết, người thế gian, chúng sanh trong lục đạo đối với danh phận chấp trước rất nặng nề. Cho nên rất khó ra khỏi lục đạo, khó vô cùng! Khó ở đâu? Chúng ta quan sát tường tận, nghĩ đến vấn đề này sẽ hiểu, không khó lý giải. Ngôn ngữ không lìa khỏi danh tướng, nếu lìa khỏi danh từ thuật ngữ chúng ta đều không biết nói chuyện. Tôi nói con người, con người cũng là một danh từ, động vật cũng là một danh từ. Đức Phật dạy tất cả chúng sanh cũng phải thành lập rất nhiều danh tướng, là thuật ngữ chuyên môn trong Phật học. Trong Phật Học Đại Từ Điển đã khởi tác dụng này, ta cần phải hiểu hàm nghĩa trong danh từ. Đây gọi là nghĩa lý, ở sau danh có ý nghĩa, hiểu được nó chính là trí tuệ, không hiểu sẽ tạo thành phiền não.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment