TĐ:2611- Chấp lý bỏ sự thì không ra khỏi lục đạo luân hồi

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
97 Views
TĐ:2611- Chấp lý bỏ sự thì không ra khỏi lục đạo luân hồi
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 534
Thời gian từ: 00h37:52:02 - 00h46:57:22
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/

“Diệu Tông Sao nói”. Diệu Tông Sao là tôn giả Tứ Minh chú giải Kinh Quán Vô Lượng Thọ, chú giải của ngài gọi là Diệu Tông Sao. “Thủ xả nhược cực, dữ bất thủ xả diệc phi dị triệt”, ý nghĩa câu này nói rất thâm sâu. Bên dưới “thiết bất tùng sự thủ xả, đản thượng bất thủ bất xả, tức thị chấp lý phế sự”, vì sao vậy? Phật pháp đại thừa nói vạn pháp giai không, tánh tướng nhất như, lý sự không hai, có lấy có bỏ chính là có phân biệt, có chấp trước, như vậy là sai. Thật sự khế nhập bất nhị pháp môn, làm gì có lấy và bỏ! Lý không sai, về lý có thể thông suốt, về sự thì sao? Quý vị chưa đoạn tập khí phiền não, chưa đại triệt đại ngộ. Quý vị là giải ngộ, không phải chứng ngộ. Giải ngộ không đạt được thọ dụng, những gì quý vị nói là cảnh giới của Chư Phật Bồ Tát, nhưng bản thân vẫn khởi tâm động niệm, đều bất thiện, vẫn đang tạo nghiệp. Như vậy quý vị học Phật pháp đại thừa cũng đang tạo nghiệp, không thể không biết điều này. Chấp lý bỏ sự, chấp sự bỏ lý đều là sai lầm!
Mặc dù bỏ sự, lý cũng không tròn. Nếu đạt được toàn sự tức lý, tức lấy cũng tức lý, xả cũng tức lý, một lấy một bỏ đều là pháp giới. Yếu Giải nói: Sự lý viên dung, diệu khế trung đạo. Phải đọc phải học kinh đại thừa như thế nào? Cổ nhân đọc đại thừa không có vấn đề gì, người bây giờ đọc đại thừa vấn đề rất lớn, vì sao vậy? Vì sau khi đọc đại thừa chấp lý bỏ sự. Vì sao cổ nhân không có vấn đề? Cổ nhân từ nhỏ đã đặt rất vững bốn nền móng đó, những kinh đại thừa mà họ đọc và sự dung thành nhất thể. Không như người hiện nay học đại thừa lý là lý, sự là sự. Nói về lý hình như rất có đạo lý, nhưng về mặt sự vẫn thường tạo tội nghiệp như xưa, trong lòng vẫn là tham sân si mạn nghi, vẫn là oán hận não nộ phiền. Làm việc vẫn không rời được sát đạo dâm vọng tửu, tuy không sát sanh, nhưng chưa đoạn tận tập khí sát sanh, chưa đoạn ý niệm sát sanh. Tuy không có hành vi trộm cắp, chưa đoạn tận tâm trộm cắp. Tâm trộm cắp là gì? Luôn muốn chiếm một chút tiện nghi. Cho nên dù lý nói có tốt đến mấy, nhưng hành và lý không tương ưng, tâm hành không tương ưng. Sau cùng vẫn đọa vào tam đồ, không ra khỏi luân hồi lục đạo.
Thật sự thông đạt minh bạch, tôi đều đã hiểu, nếu không đến thế giới Cực Lạc mà ở đây tu hành, thì không đoạn tận được tập khí phiền não. Nếu quý vị nghĩ đến điểm này, như vậy thì tôi phải đi, tôi đến thế giới Cực Lạc thì lý và sự đều viên dung, còn ở đây chắc chắn không viên dung được. Không phải chấp lý bỏ sự, chính là chấp sự bỏ lý, chấp sự bỏ lý là tiểu thừa, đại thừa là chấp lý bỏ sự, đây là gì? Nghiêng về một bên, không phải trung đạo. Bồ Tát hạnh là trung đạo, trung đạo là gì? Lý sự viên dung.
Thế giới Cực Lạc là đại thừa, là nhất thừa, là viên dung, là sự sự vô ngại, lý sự vô ngại. Cảnh giới này mặc dù ở thế giới Cực Lạc cõi phàm thánh đồng cư, quý vị sẽ nhìn thấy, vì sao vậy? Công đức oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, quý vị có thể hưởng thụ được. Hay nói cách khác, sống cuộc sống của Bồ Tát, không phải phàm phu, cảnh giới sự sự vô ngại. Phật Di Đà ngày ngày dạy học, quý vị đến thế giới Cực Lạc, việc học tập sẽ không gián đoạn. Bất luận ở đâu, đi đứng nằm ngồi đều không rời kinh giáo, bất luận ở đâu, quý vị nghe được âm thanh Phật A Di Đà thuyết pháp. ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment