TĐ:449-Cổ văn phiên dịch thành văn bạch thoại, làm sao đem nguyên nghĩa dịch ra

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
157 Views
TĐ:449-Cổ văn phiên dịch thành văn bạch thoại, làm sao đem nguyên nghĩa dịch ra
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 229
Thời gian từ: 01h22:16:03 - 01h26:47:15
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Trong quá trình học tập, có một lần tôi nhắc đến vấn đề phiên dịch. Tôi nêu một ví dụ, cổ văn phiên dịch thành văn bạch thoại, có thể đem nguyên nghĩa dịch ra được không? Dịch không ra được, mười người phiên dịch mười kiểu khác nhau, không có ai có thể phiên dịch ra nguyên vị của nó. Tôi nói vậy kinh Phật chắc chắn cũng là như vậy. Trung văn phiên dịch có thể bảo đảm được nguyên vị nguyên thủy không? Đồng thời tôi lại cảm thấy một sự việc vô cùng kỳ quái, năm xưa kinh điển tiếng Phạn truyền đến Trung Quốc nhiều như vậy, phân lượng lớn như vậy, vì sao ngoài phiên dịch thành Trung văn ra, những thứ nguyên văn Phạn văn đều không còn nữa, ở Trung Quốc thất truyền rồi, không tìm thấy bộ nào cả. Đây nguyên nhân là gì? Thầy giáo nói với tôi, vấn đề thứ nhất nói với tôi là: người Trung Quốc có phước báo, tổ tông có đức, đây là điều mà trên toàn thế giới tìm không ra đất nước thứ hai. Chúng ta tin tưởng, Trung Quốc có năm ngàn năm lịch sử, từ trong ghi chép của sử sách, đức hạnh của lão tổ tông không khác gì Phật Bồ Tát. Quí vị thấy họ nói ngũ luân, ngũ thường, tứ duy bát đức, rất vĩ đại! Vạn cổ thường tân, vĩnh hằng bất biến. Cho nên vấn đề đầu tiên là tổ tông có đức. Người dịch kinh không phải là người thông thường, đều là người khai ngộ, đều là người chứng quả. Tri kiến của họ và tri kiến của Phật Bồ Tát, dường như rất tương ưng, rất gần gũi. Người hiện tại phiên dịch, phiên dịch một thiên cổ văn của người ta, tâm tình của quí vị khác họ, cảnh giới khác với họ, cho nên quí vị không dịch ra được. Quí vị chỉ phiên dịch những văn tự, quí vị không dịch ra được tinh thần của họ. Điều này nói rất có lý. Thậm chí nói trong những pháp sư dịch kinh này có rất nhiều người là Phật Bồ Tát tái lai. Đây là điều người xưa đặc biệt có phước báo.
Vấn đề thứ hai trả lời càng vi diệu hơn, thầy giáo cười với tôi. Thầy nói người thời xưa và hiện tại không giống nhau. Người xưa là người tự hào nhất trên toàn thế giới, tự hào đến mức độ nào? Phạn văn dịch thành Hoa văn không những ý nghĩa nguyên gốc không sai chút nào, hơn nữa văn chương của họ còn hoa mỹ hơn cả tiếng Phạn. Nói cách khác, dùng Hoa văn là được rồi, không cần thiết phải dùng Phạn văn nữa. Sự khí khái như vậy đó! Có đâu giống như người hiện tại, một chút tín tâm cũng không có. Tôi nghĩ lời của thầy giáo có lý.
Hoài nghi, lúc quí vị đọc kinh Phật không đạt được lợi ích, quí vị không nhìn thấy được ý vị của nó. Quí vị ở trong một câu kinh văn, quí vị thấy một ý nghĩa chứ không thấy được vô lượng nghĩa. Thực sự mà nói, quí vị dùng tâm thanh tịnh, tâm chân thành, quí vị nhìn nó mỗi một chữ, mỗi một câu đều là vô lượng nghĩa. Đạo lý này rất đơn giản, không phải là khó hiểu. Đạo lý là gì? Tâm tâm tương ấn. Đó vẫn là nói buông bỏ.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment